Trang chủ » Bà bầu bị chóng mặt tháng cuối có sao không?

Bà bầu bị chóng mặt tháng cuối có sao không?

(22/11/2021)

Chóng mặt là hiện tượng thường gặp ở phụ nữ mang thai tháng cuối hoặc trong giai đoạn thai nghén. Bà bầu bị chóng mặt tháng cuối có sao không? Tìm hiểu về hiện tượng chóng mặt trong tháng cuối cùng của thai kỳ ở các bà bầu.

Rate this post

Bà bầu bị chóng mặt tháng cuối có sao không?

Nguyên nhân chủ yếu khiến mẹ bầu bị chóng mặt trong tháng cuối thai kỳ thường là do thể tích máu của mẹ tăng cao khiến huyết áp cũng tăng lên làm mẹ bầu bị chóng mặt. Bên cạnh đó, hiện tượng chóng mặt xuất hiện ở mẹ bầu mang thai tháng cuối cuối còn do các nguyên nhân sau:

  • Mẹ bầu chán ăn, bỏ ăn, bị mất nước
  • Thân nhiệt tăng cao hơn bình thường
  • Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ
  • Xuất hiện hiện tượng tiền sản giật
  • Mẹ bầu nằm ngửa khiến mạch máu bị tăng áp lực, cản trở lưu thông máu khiến huyết áp giảm, nhịp tim tăng làm bà bầu bị chóng mặt.
  • Mẹ bầu bị hạ huyết áp khi ho, đi tiêu – tiểu.

Vậy bà bầu bị chóng mặt tháng cuối có sao không? Ngay khi nhận thấy dấu hiệu chóng mặt bất thường đi kèm những dấu hiệu khác mẹ bầu cần đến ngay các cơ sở y tế để được khám và theo dõi chuyên khoa, theo dõi sát sao tình hình sức khỏe của mình. Tháng cuối là thời điểm mẹ bầu có thể vượt cạn bất cứ lúc nào, mẹ bầu cũng cần chuẩn bị sẵn sàng những đồ dùng cần thiết cho mẹ và bé. Ngoài ra, khi cảm thấy chóng mặt đi kèm buồn nôn, khó thở, mắt mờ thì mẹ bầu cần đến bệnh viện ngay lập tức để được kịp thời điều trị, tránh gặp biến chứng thai sản nguy hiểm đến tính mạng của mẹ và bé.

Bà bầu bị chóng mặt tháng cuối có sao không?

Mẹ bầu bị chóng mặt đi kèm chảy máu âm đạo, buồn nôn, sốt,… cần được theo dõi y khoa

Cách làm giảm tần suất bị chóng mặt cho mẹ bầu

Khi thấy hiện tượng chóng mặt, mẹ bầu có thể áp dụng 1 vài biện pháp dưới đây để giảm tần suất bị chóng mặt:

  • Không nên đứng quá lâu, thay vào đó mẹ bầu nên ngồi thì có lợi hơn cho sức khỏe
  • Không nên đứng dậy hay thay đổi tư thế đột ngột
  • Thỉnh thoảng vận động nhẹ nhàng để khí huyết lưu thông
  • Không nên nằm ngửa, thay vào đó mẹ bầu nên nằm nghiêng về bên trái
  • Thực đơn đa dạng, phong phú, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng để không bị hạ đường huyết. Khẩu phần ăn nên hạn chế chất béo, tinh bột, thức ăn quá mặn hoặc quá ngọt,…
  • Uống đủ nước để tránh mất nước gây chóng mặt, buồn nôn
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt
  • Bổ sung sắt và axit folic cho bà bầu, DHA, canxi bằng viên uống để cung cấp đủ cho bà mẹ và thai nhi

Trường hợp mẹ bầu đã áp dụng đầy đủ các biện pháp trên nhưng số lần bị chóng mặt không giảm mà còn xuất hiện thêm các hiện tượng như nôn ói, sốt,… thì mẹ bầu cần đến ngay các trung tâm y tế để được khám, theo dõi và điều trị kịp thời những biến chứng có thể xảy ra.

Bà bầu bị chóng mặt tháng cuối có sao không?

Bổ sung axit folic, DHA, canxi và sắt cho bà bầu bằng viên uống để cung cấp đủ cho bà mẹ và thai nhi

Khi bị chóng mặt mẹ bầu nên làm gì?

Khi mẹ bầu bị chóng mặt cần thực hiện ngay những động tác dưới đây để khắc phục:

  • Mở tất cả cửa không ở hướng nắng để tạo không gian thoáng đãng. mát mẻ trong căn phòng. Nếu không thể mở cửa, ban ngày mẹ bầu có thể đến những nơi có cây xanh và thoáng mát
  • Ngồi xuống thật chậm với tư thế cúi đầu vào giữa 2 đầu gối. Khi cảm thấy đỡ hơn mẹ có thể chậm rãi đứng lên, không được thay đổi tư thế đột ngột, việc thay đổi tư thế đột ngột có thể khiến mẹ bầu bị chóng mặt nhiều hơn.
  • Nằm xuống (nằm nghiêng trái) để tăng cường lưu thông máu lên não giúp mẹ bầu bớt chóng mặt và cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Uống 1 cốc nước lọc hoặc nước ép trái cây, ăn 1 chút bánh ngọt để tăng cường năng lượng, cải thiện tình trạng chóng mặt do mẹ bầu bị hạ đường huyết.
  • Nếu mẹ bầu có cảm giác lâng lâng thì nên tắm hoặc rửa mặt bằng nước mát
  • Bị chóng mặt kèm chảy máu âm đạo mẹ bầu cần đến các cơ sở y tế để khám và theo dõi ngay vì đây có thể là hiện tượng chuẩn bị sinh nở hoặc có thể là báo hiệu của biến chứng thai kỳ.

Bà bầu bị chóng mặt tháng cuối có sao không?

Uống 1 cốc nước lọc hoặc nước ép trái cây, ăn 1 chút bánh ngọt để tăng cường năng lượng, cải thiện tình trạng chóng mặt

Bà bầu bị chóng mặt tháng cuối nếu không đi kèm hiện tượng nào khác thì mẹ bầu chỉ cần chủ động theo dõi sức khỏe tại nhà. Nhưng nếu bị chóng mặt kèm với các hiện tượng nôn, sốt, chảy máu âm đạo,… thì cần được theo dõi chuyên khoa, chuẩn bị sẵn sàng cho quá trình vượt cạn hoặc điều trị kịp thời mọi biến chứng có thể xảy ra.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn