Trang chủ » Bà bầu bị cảm cúm nặng có nên uống thuốc không?

Bà bầu bị cảm cúm nặng có nên uống thuốc không?

(19/04/2022)

Cảm cúm là một bệnh đường hô hấp rất thường gặp ở phụ nữ mang thai, nhất là những người chưa tiêm phòng cúm trước đó. Các triệu chứng của cảm cúm khiến mẹ bầu mệt mỏi và lo lắng để lâu có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Bà bầu bị cảm cúm nặng có nên uống thuốc không là vấn đề được nhiều mẹ bầu quan tâm để có thể chữa trị bệnh nhanh chóng mà vẫn đảm bảo an toàn cho em bé.

Rate this post

Mẹ bầu bị cúm ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi?

Cảm cúm là bệnh thường gặp ở bà bầu. Nếu bị cảm cúm nhẹ, mẹ không cần phải quá lo lắng vì bệnh có thể tự khỏi nếu mẹ tự chăm sóc bản thân tốt và bệnh cũng không gây hại cho thai nhi.

Tuy nhiên, nhiều trường hợp bị cảm cúm nặng biến chứng nguy hiểm có thể tác động xấu đến em bé. Nếu mẹ bị cảm cúm trong 13 tuần đầu tiên của thai kỳ, virus cúm có thể khiến thai nhi bị dị tật bẩm sinh. Trường hợp mẹ bị sốt cao cộng thêm độc tính của virus có thể gây kích thích co bóp tử cung dẫn đến sảy thai hoặc sinh non.

Nếu mẹ bầu bị cúm nặng trong những tháng đầu thai kỳ có thể gây dị tật bẩm sinh như hở hàm ếch, tim bẩm sinh, khiếm khuyết trên cơ thể. Bên cạnh đó, não bộ của thai nhi cũng bị ảnh hưởng nếu mẹ bị cúm nặng, dẫn đến rối loạn tâm thần ở trẻ.

Bà bầu bị cảm cúm nặng có nên uống thuốc không?

Cảm cúm nặng có thể biến chứng gây sinh non, sảy thai

Nguyên nhân gây nên những biến chứng nguy hiểm này là do kháng thể cúm có thể lọt qua nhau thai và tác động xấu đến hệ miễn dịch còn rất non nớt của thai nhi. Cùng với đó, thân nhiệt của mẹ tăng cao, có trường hợp cao hơn 39 độ C sẽ ảnh hưởng xấu đến não bộ thai nhi nên mẹ cần hết sức cẩn trọng.

Tuy nhiên, mẹ bầu cũng không nên quá lo lắng vì không phải ai bị cúm cũng ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Nếu mẹ bầu bị cúm với các triệu chứng nhẹ và bị vào những tháng cuối thai kỳ thì nguy cơ này sẽ giảm đi rất nhiều.

Bà bầu bị cúm nặng có nên uống thuốc không?

Cúm với các triệu chứng nhẹ có thể được chữa khỏi dễ dàng nếu mẹ chăm sóc tốt bản thân và áp dụng những biện pháp chữa cúm cho bà bầu tại nhà. Tuy nhiên, nếu bị cúm nặng như sốt cao kéo dài, ho, đau họng… thì mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ về các loại thuốc trị cúm an toàn cho bà bầu để điều trị sớm bệnh lý này, tránh gây biến chứng nguy hiểm.

Tuy nhiên, phụ nữ mang thai chỉ nên sử dụng thuốc điều trị dưới sự hướng dẫn của bác sĩ và sử dụng đúng liều quy định.

Bà bầu có thể được kê thuốc gì khi bị cảm cúm?

Bà bầu bị cảm cúm nặng có nên uống thuốc không?

Mẹ bầu bị cúm có thể sử dụng siro ho từ thảo dược an toàn

Dưới đây là một số thuốc trị cúm mẹ bầu bị cảm cúm nặng có thể được kê khi:

  • Thuốc giảm ho: Ví dụ như thuốc Robitussin hay Vicks 44 có tác dụng giảm ho, giảm tắc nghẽn đường thở do đờm đặc.
  • Thuốc hạ sốt: Bà bầu bị sốt cao có thể sử dụng Acetaminophen hoặc Tylenol giúp hạ sốt, giảm đau an toàn. Khi sốt trên 38 độ thì chị em có thể dùng.
  • Thuốc kháng histamin: Một số loại thuốc bà bầu có thể sử dụng như Claritin, Benadryl giúp giảm nghẹt mũi, sổ mũi. Tuy nhiên, chỉ nên dùng khi bà bầu mang thai từ tháng thứ 4 trở đi, không uống khi đang mang thai 3 tháng đầu.
  • Thuốc ức chế virus: Một số loại thuốc chống virus như Tamiflu có thể tiêu diệt virus cúm và không gây tác dụng xấu cho bà bầu. 
  • Thuốc steroid: Nhóm này thường được bào chế dưới dạng xịt, có công dụng tại chỗ giúp kháng viêm, làm sạch mũi nên khá an toàn với bà bầu.

Nguyên tắc khi sử dụng thuốc cho bà bầu

Mặc dù những loại thuốc trên được đánh giá là an toàn nhưng mẹ cũng cần lưu ý:

  • Không tự ý sử dụng thuốc nếu không được sự đồng ý và hướng dẫn của bác sĩ.
  • Uống thuốc đúng liều, đủ liều, đủ thời gian theo chỉ dẫn.
  • Khi có bất cứ biểu hiện bất thường nào như đau bụng, dọa sảy thai, sốt cao không hạ… thì mẹ cần đi đến bệnh viện ngay.

Cần làm gì khi bà bầu bị cảm cúm nặng?

Ngoài việc sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, mẹ bầu nên áp dụng những cách sau để hỗ trợ điều trị cúm nhanh hơn, an toàn hơn:

  • Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường sức khỏe, đẩy lùi virus.
  • Nhỏ mũi, súc miệng hằng ngày bằng nước muối sinh lý để tiêu diệt virus gây bệnh.

Bà bầu bị cảm cúm nặng có nên uống thuốc không?

Sản phẩm hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho bà bầu với thành phần từ Vitamin C, Kẽm và chiết xuất tỏi khô, mâm xôi đỏ

  • Ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C để tăng sức đề kháng và kết hợp sử dụng các sản phẩm hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, thảo dược tăng cường sức đề kháng cho bà bầu chứa vitamin C, kẽm, chiết xuất từ tỏi, …
  • Uống đủ nước mỗi ngày, có thể là nước lọc hoặc uống nước ép trái cây để cung cấp thêm nhiều vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
  • Uống trà gừng, trà mật ong, nước chanh ấm… để làm dịu các triệu chứng của cảm cúm.
  • Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi để nhanh chóng hồi phục sức khỏe.
  • Tập thể dục mỗi ngày giúp cơ thể khỏe khoắn và tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ đẩy nhanh tình trạng bệnh.

Tình trạng cảm cúm có thể được phòng ngừa nếu mẹ bảo vệ sức khỏe tốt trước và trong thai kì: tiêm phòng cúm trước thai kì, tránh tiếp xúc với những người mắc cúm, có sức đề kháng và hệ miễn dịch thật tốt, … Do đó, mẹ hãy chú ý chăm sóc sức khỏe bản thân thật tốt cả trước trong và sau thai kì mẹ nhé. Chúc mẹ có thai kì khỏe, mẹ tròn con vuông!

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn