Trang chủ » Bà bầu bị cảm cúm cách chữa trị như thế nào để không ảnh hưởng đến thai nhi?

Bà bầu bị cảm cúm cách chữa trị như thế nào để không ảnh hưởng đến thai nhi?

(21/04/2022)

Bà bầu cần thận trọng khi điều trị bệnh lý để không làm ảnh hưởng tới sức khỏe và quá trình phát triển của thai nhi mà vẫn đảm bảo được hiệu quả điều trị, giảm nguy cơ xuất hiện biến chứng thai kỳ. Bà bầu bị cảm cúm cách chữa trị như thế nào để không ảnh hưởng đến thai nhi?

5 (100%) 3 votes

Bà bầu bị cảm cúm cách chữa trị như thế nào để không ảnh hưởng đến thai nhi?

Khi mang thai hệ miễn dịch của mẹ bầu bị suy yếu hơn so với lúc bình thường khiến mẹ bầu dễ bị virus xâm nhập, mắc bệnh cảm cúm. Mẹ bầu bị cảm cúm cũng cũng có nguy cơ bị biến chứng viêm phổi, viêm phế quản, nhiễm trùng xoang cao hơn so với người bình thường. Bà bầu bị cảm cúm cách chữa trị như thế nào để không ảnh hưởng đến thai nhi?

Dưới đây là những kinh nghiệm chữa trị cảm cúm cho bà bầu lành tính với thai nhi:

Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng

Mẹ bầu cần rửa tay bằng xà phòng thường xuyên, đặc biệt là thời điểm trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Lưu ý không chạm tay chưa rửa sạch lên mặt để hạn chế virus gây cảm cúm xâm nhập vào cơ thể thông qua mắt, mũi, miệng.

Bà bầu bị cảm cúm cách chữa trị như thế nào để không ảnh hưởng đến thai nhi?

Mẹ bầu cần rửa tay bằng xà phòng thường xuyên, đặc biệt là thời điểm trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh

Xông mũi họng

Mẹ bầu bị cảm cúm có thể áp dụng biện pháp xông mũi họng (chỉ xông mũi, họng, KHÔNG xông toàn thân) để thông mũi họng và làm sạch khoang mũi họng, giúp trị cảm cúm hiệu quả. Mẹ có thể sử dụng các loại lá để nấu nước xông: lá bưởi, sả, lá tía tô, … hoặc các viên xông mũi họng an toàn cho mẹ bầu.

Ngủ đủ giấc, đúng giờ

Mỗi ngày mẹ bầu cần được ngủ ít nhất 7 – 10h, với 7 – 8h ngủ ban đêm và mẹ bầu nên đi ngủ trước 11h đêm. Để mẹ bầu dễ thở hơn có thể kê cao đầu bằng gối mềm và sử dụng miếng dán mũi để mở rộng đường thở, giúp mẹ bầu có giấc ngủ ngon, có thể tái tạo đủ năng lượng cho hoạt động của ngày hôm sau.

Có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, lành mạnh, cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất

Khi bà bầu bị cảm cúm thường có cảm giác chán ăn. Chế độ ăn lành mạnh, cân đối dinh dưỡng, nhiều rau xanh và trái cây tươi có thể giúp cải thiện một số triệu chứng cảm cúm. Trong đó, các loại thực phẩm giàu vitamin C như cam, dâu tây, kiwi, xoài, ớt chuông, cà chua, rau bina, bông cải xanh,… giúp tăng khả năng miễn dịch tự nhiên cho bà bầu, cải thiện các triệu chứng cảm cúm. Một ly trà chanh mật ong ấm có thể giúp mẹ bầu giảm ho lại không làm mẹ bầu bị khó ngủ.

Các thực phẩm giàu kẽm như thịt bò, thịt lợn, thịt gà, hàu, trứng, sữa chua, yến mạch, mầm lúa mì,… có thể giúp mẹ bầu tăng khả năng miễn dịch. Mỗi ngày mẹ bầu cần được bổ sung khoảng 11 – 15mg kẽm để hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả. Nhờ đó có thể cải thiện các triệu chứng cảm cúm cho bà bầu nhanh hơn.

Bà bầu bị cảm cúm cách chữa trị như thế nào để không ảnh hưởng đến thai nhi?

Mẹ bầu cần có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, lành mạnh, cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất

Uống nhiều nước

Bà bầu bị cảm cúm thường đi kèm triệu chứng sốt, sổ mũi, hắt hơi gây mất nước. Mẹ bầu cần uống đủ mỗi ngày 2.0 – 2.5l nước để hệ tuần hoàn, tiêu hóa, bài tiết hoạt động hiệu quả. Nhờ đó khả năng miễn dịch cũng được tăng lên. Mẹ bầu nên uống nước lọc, trà gừng, nước trái cây, súp nóng,… để bổ sung đủ nước mỗi ngày.

Dùng nước muối sinh lý làm sạch họng, mũi

Dùng nước muối sinh lý nhỏ hoặc xịt rửa mũi, súc miệng vừa có thể làm ẩm mũi, rửa sạch virus cảm cúm có trong mũi, vòm họng, hóa lỏng dịch nhầy trong mũi để làm thông thoáng đường thở, dịu cơn ho và cải thiện tình trạng viêm họng. Nước muối sinh lý không có bất kỳ tác dụng phụ nào với mẹ bầu, có thể sử dụng thường xuyên.

Làm ẩm không khí

Nếu độ ẩm không khí quá thấp cũng khiến mẹ bầu bị khô mũi, họng, gây viêm họng, ho. Mẹ bầu có thể sử dụng máy phun sương để tăng độ ẩm không khí trong phòng và chú ý điều chỉnh nhiệt độ phòng phù hợp.

Bà bầu bị cảm cúm cách chữa trị như thế nào để không ảnh hưởng đến thai nhi?

Không gian sống của mẹ bầu bị cảm cúm cần có nhiệt độ và độ ẩm thích hợp

Tập thể dục

Nếu mẹ bầu không bị ho, sốt, sức khỏe đủ để thực hiện một vài động tác thể dục đơn giản thì nên thực hiện đều đặn mỗi ngày. Tập luyện nhẹ nhàng, phù hợp giúp mẹ bầu tăng cường trao đổi chất, thúc đẩy tuần hoàn máu và tăng khả năng miễn dịch, cải thiện các triệu chứng cảm cúm nhanh hơn.

Trên đây là những cách chữa trị an toàn cho bà bầu bị cảm cúm thai phụ nào cũng nên biết. Trường hợp mẹ bầu bị sốt cao, ho dai dẳng cần được đưa ngay đến bệnh viện để được khám và điều trị phù hợp, giảm nguy cơ bị biến chứng thai kỳ.

Có biện pháp tăng cường sức đề kháng cho bà bầu

Trong thời gian mang thai, mẹ bầu cần chú ý bổ sung đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất, thảo dược tăng cường sức đề kháng cho bà bầu. Đủ chất, sức đề kháng khỏe mạnh là tiền đề để mẹ bầu có thai kì khỏe mạnh, hỗ trợ mẹ vượt qua cảm cúm dễ dàng và nhanh chóng.

Bên cạnh Sắt, Canxi, DHA, Axit folic, … mẹ bầu cần chú ý bổ sung đầy đủ kẽm và vitamin C – 2 thành phần quan trọng với hoạt động của hệ miễn dịch. Đồng thời, mẹ nên thêm tỏi, gừng, mật ong… – các thực phẩm có tác dụng làm ấm, chống viêm vào thực đơn hàng ngày để hỗ trợ đẩy lùi cảm cúm nhanh hơn.

Prenalen - Thảo dược tăng sức đề kháng cho bà bầu, nhập khẩu nguyên hộp từ châu Âu

Sản phẩm hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho bà bầu – nhập khẩu nguyên hộp từ châu Âu

Bà bầu bị cảm cúm có được uống thuốc không?

Khi mang thai bất kỳ điều gì xảy ra với mẹ bầu cũng tác động trực tiếp tới thai nhi. Thuốc có thể tác động trực tiếp đến quá trình chuyển hóa trong cơ thể mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi. Theo WHO, trong 12 tuần đầu mang thai mẹ bầu không nên uống thuốc. Đây là thời điểm phát triển quan trọng nhất của thai nhi, bà bầu uống thuốc trong thời gian này có thể là nguyên nhân khiến thai bị bị dị tật bẩm sinh, sức khỏe bị ảnh hưởng. Từ sau tuần 28 của thai kỳ mẹ bầu cũng cần thận trọng khi uống thuốc.

Nếu bà bầu bị cảm cúm nặng, mẹ bầu nên đến bệnh viện hoặc tư vấn bác sĩ để có hướng điều trị kịp thời. Khi đó, bác sĩ có thể kê các loại thuốc trị cảm cúm:

  • Tinh dầu bạc hà dùng để xoa lên thái dương, dưới mũi và ngực
  • Miếng dãn mũi giúp mẹ bầu dễ thở hơn
  • Thuốc nhỏ mũi
  • Viên ngậm ho
  • Acetaminophen (Tylenol) hạ sốt, giảm đau
  • Thuốc chữa ho ban đêm, long đờm ban ngày
  • Si-rô ho

Mẹ bầu chỉ nên sử dụng loại thuốc điều trị đơn lẻ từng triệu chứng. Không nên sử dụng các loại thuốc kết hợp nhiều thành phần khác nhau và những loại thuốc sau đây:

  • Aspirin
  • Bactrim
  • Codeine
  • Ibuprofen
  • Naproxen

Trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, đồng thời, sử dụng đúng liều lượng, lộ trình theo đơn thuốc. Chúc mẹ bầu vượt qua cảm cúm an toàn, nhanh chóng, có thai kì luôn khỏe mạnh và đủ chất.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn