Trang chủ » Ăn gì bổ máu ngày đèn đỏ? Cách phòng thiếu máu thiếu sắt trong kì kinh nguyệt

Ăn gì bổ máu ngày đèn đỏ? Cách phòng thiếu máu thiếu sắt trong kì kinh nguyệt

(06/03/2021)

Chị em cần chú ý chế độ dinh dưỡng đầy đủ để cơ thể luôn được nhẹ nhàng, thư thái, tránh các hiện tượng đau bụng, mệt mỏi, khó chịu trong những ngày đèn đỏ. Ăn gì bổ máu ngày đèn đỏ và cách phòng thiếu máu thiếu sắt trong kì kinh nguyệt cũng là câu hỏi của rất nhiều chị em. Cùng đọc ngay bài viết dưới đây để biết cách chăm sóc ngày đèn đỏ nhé.

3 (60%) 1 vote

Ăn gì bổ máu ngày đèn đỏ?

Thịt đỏ là nguồn cung cấp sắt dồi dào

Thực phẩm đầu tiên khi chị em tìm hiểu về mình cần ăn gì bổ máu ngày đèn đỏ chính là các loại thịt. Thịt bò, lợn và gan động vật đều là những nguồn thực phẩm cung cấp sắt dồi dào. Thịt bò vẫn được xem là một trong những loại thực phẩm cung cấp sắt phong phú nhất, giúp cải thiện chất lượng máu cho cơ thể. Thịt bò nạc thường giàu sắt hơn phần chứa gân, có thể cung cấp 3,1mg sắt trong mỗi 100g thịt. Tuy nhiên chị em cũng không nên ăn quá nhiều bởi lượng cholesterol cao có thể gây hại tới sức khỏe tim mạch.

Ăn gì bổ máu ngày đèn đỏ? Cách phòng thiếu máu thiếu sắt trong kì kinh nguyệt

Thịt bò được xem là một trong những loại thực phẩm cung cấp sắt phong phú nhất

Trứng chứa nhiều chất dinh dưỡng mà cơ thể cần

Sắt, protein, canxi, phốt pho, vitamin và khoáng chất là các chất dinh dưỡng có trong trứng. Lòng đỏ trứng cung cấp 0,4 mg sắt. Bổ sung trứng trong khẩu phần ăn đều đặn giúp hạn chế nguy cơ thiếu dinh dưỡng, đặc biệt là sắt. 1 quả trứng mỗi ngày cung cấp nhiều năng lượng và dinh dưỡng cho các hoạt động của cơ thể.

Ăn gì bổ máu ngày đèn đỏ? Cách phòng thiếu máu thiếu sắt trong kì kinh nguyệt

1 quả trứng mỗi ngày cung cấp nhiều năng lượng và dinh dưỡng cho các hoạt động của cơ thể

Hải sản giúp ngăn ngừa thiếu máu thiếu sắt

Một số loài cá biển phổ biến như cá hồi, cá ngừ hoặc các loại hải sản khác như tôm, cua, sò, hàu cung cấp hàm lượng sắt lớn cho cơ thể. Trong 100g cua đồng chứa  4,7mg sắt; 100g tôm khô có tới 4,6mg sắt… Ngoài ra, hải sản còn chứa nhiều các loại vitamin như vitamin B12, giúp hỗ trợ quá trình tạo máu của cơ thể.

Ăn gì bổ máu ngày đèn đỏ? Cách phòng thiếu máu thiếu sắt trong kì kinh nguyệt

Hải sản còn chứa nhiều sắt và vitamin B12 giúp hỗ trợ quá trình tạo máu của cơ thể

Bí ngô giàu sắt và nhiều chất dinh dưỡng tốt cho máu

Bí ngô không chỉ giàu sắt mà còn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho máu như protein, carotene, vitamin và axit amin thiết yếu… Trong 100g hạt bí ngô, bao gồm hạt bí có chứa tới 15mg sắt. Người ốm yếu, xanh xao, thiếu máu nên ăn bí ngô thường xuyên để giúp bù đắp lại lượng dinh dưỡng cơ thể đã mất đi.

Ăn gì bổ máu ngày đèn đỏ? Cách phòng thiếu máu thiếu sắt trong kì kinh nguyệt

Bí ngô không chỉ giàu sắt mà còn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho máu

Rau xanh lá đậm là thực phẩm giàu sắt non heme

Rau xanh lá đậm như rau bina, súp lơ xanh, cải xoăn đều cung cấp rất nhiều sắt dưới dạng sắt non-heme dễ hấp thu. Ngoài ra, các loại rau này còn cung cấp lượng vitamin A, C, K và folate dồi dào. Đặc biệt, cải bó xôi rất giàu dinh dưỡng, chứa các khoáng chất thiết yếu như sắt, canxi, magiê, mangan. Súp lơ xanh cũng chứa hàm lượng sắt cao, tới 2,7mg sắt mỗi 100 gam.

Ăn gì bổ máu ngày đèn đỏ? Cách phòng thiếu máu thiếu sắt trong kì kinh nguyệt

Các loại rau xanh cung cấp lượng sắt, vitamin A, C, K và folate dồi dào

Cách phòng thiếu máu thiếu sắt trong kì kinh nguyệt

Bổ sung viên uống sắt giúp đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể

Nhiều chị em phụ nữ thường nghĩ đến việc có nên uống viên sắt khi hành kinh. Thực tế, chế độ ăn uống lành mạnh là điều kiện tiên quyết cho bất kỳ trường hợp bị thiếu máu nào. Tuy nhiên, trong khoảng 15 mg chất sắt trong khẩu phần hằng ngày, chỉ 1 mg sắt được cơ thể hấp thu. Tức là cơ thể chỉ được bù đắp số lượng sắt bị đào thải hàng ngày qua việc bong da và hệ bài tiết. Vì sự hấp thụ hạn chế này nên cơ thể vẫn cần sắt từ nguồn bổ sung khác.

Lựa chọn viên sắt có chứa cả vitamin B12 và axit folic giúp chị em hấp thu tối đa hàm lượng sắt cho cho cơ thể, ngăn chặn thiếu máu khi hành kinh. Lượng sắt nguyên tố cơ thể hấp thu được quan trọng hơn tổng hàm lượng muối sắt bổ sung. Vì thế chị em cần có thông tin về hàm lượng sắt trong viên uống chính xác để việc bổ sung hiệu quả nhất.

Ăn gì bổ máu ngày đèn đỏ? Cách phòng thiếu máu thiếu sắt trong kì kinh nguyệt

Chị em nên ưu tiên lựa chọn viên sắt có chứa cả vitamin B12 và axit folic 

Hạn chế dùng các thực phẩm ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt

Một số loại thực phẩm ăn vào có thể làm giảm khả năng hấp thu sắt bao gồm cà phê hoặc nước trà, các loại nước ngọt có gas. Uống cà phê hoặc trà khi bổ sung sắt có thể làm giảm hấp thu sắt từ 50 – 60%, do sắt tạo phức với chelat và tanin. Oxalate và phytat trong một số nước có gas có thể gây trở ngại cho sự hấp thu sắt. Thực phẩm giàu canxi cũng là một nguồn cản trở sự hấp thu sắt của cơ thể. Hàm lượng canxi trên 300 mg có thể gây cản trở hoàn toàn lượng sắt được bổ sung cùng lúc vào  cơ thể.

Do đó, không nên uống cà phê hay trà trong khi ăn để cơ thể hấp thu sắt tốt nhất. Thêm vào đó, khi bổ sung sắt cần giãn cách nếu muốn bổ sung thêm nhiều thực phẩm giàu canxi. Bổ sung sắt tăng hiệu quả hơn chỉ khi sử dụng cùng với các thực phẩm giàu vitamin C như bưởi, cam, chanh, ổi,… và thực phẩm có nhiều protein động vật.

Thiếu máu thiếu sắt trong những ngày đèn đỏ khiến cơ thể mỏi mệt, giảm khả năng làm việc và ảnh hưởng tới sinh hoạt hằng ngày. Do vậy, phụ nữ cần chú ý bổ sung thêm các thực phẩm giàu chất sắt để giúp bổ máu cũng như thay đổi một số thói quen bổ sung dinh dưỡng. Hy vọng qua bài viết trên, chị em đã biết mình cần phải ăn gì bổ máu ngày đèn đỏ và các cách điều trị thiếu máu thiếu sắt trong kỳ kinh nguyệt. Chúc chị em luôn vui khỏe.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn