Trang chủ » 9 kiến thức trước khi mang thai ba mẹ cần nhớ

9 kiến thức trước khi mang thai ba mẹ cần nhớ

(14/06/2022)

Chuẩn bị mang thai cha mẹ có rất nhiều điều cần tìm hiểu, học hỏi để giúp thai nhi có điều kiện hình thành và phát triển tốt nhất. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thai kỳ mà còn ảnh hưởng đến khả năng phát triển và chất lượng cuộc sống của trẻ trong suốt cuộc đời. 9 kiến thức trước khi mang thai ba mẹ cần nhớ.

Rate this post

9 kiến thức trước khi mang thai ba mẹ cần nhớ

Tìm hiểu một số kiến thức trước khi mang thai có vai trò không nhỏ đối với chất lượng của quá trình chăm sóc sức khỏe bà mẹ và thai nhi. Thậm chí còn có thể ảnh hưởng đến khả năng phát triển thể chất và trí tuệ, chất lượng cuộc sống của bé trong suốt cuộc đời.

Dưới đây là 9 kiến thức trước khi mang thai ba mẹ cần nhớ

1. Vì sao cần khám tiền sản?

Khám tiền sản để tìm ra những yếu tố có thể làm ảnh hưởng chất lượng thai kỳ và xác định phương pháp cải thiện để tăng khả năng thụ thai và giúp thai nhi khỏe mạnh, phát triển đầy đủ hơn. Đồng thời trong quá trình khám bác sĩ cũng sẽ tư vấn chế độ dinh dưỡng, các mũi vaccine càn tiêm chủng, chế độ luyện tập và cách chăm sóc phù hợp với bà mẹ và thai nhi.

9 kiến thức trước khi mang thai ba mẹ cần nhớ

Khám tiền sản để tìm ra những yếu tố có thể làm ảnh hưởng chất lượng thai kỳ và xác định phương pháp cải thiện

2. Chế độ dinh dưỡng quan trọng như thế nào?

Trước và trong khi mang thai bà mẹ cần được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để các mô phát triển hoặc được thay thế khi bị bào mòn và cung cấp dầy đủ năng lượng cho cơ thể. Hầu hết dưỡng chất cung cấp cho cơ thể đến từ các loại thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày. Trước và trong khi mang thai bà mẹ cần được cung cấp đầy đủ, cân đối các dưỡng chất cơ bản gồm protein, tinh bột, chất béo, chất xơ, các vitamin và khoáng chất để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé.

3. Cân nặng ảnh hưởng gì đến thai kỳ?

Thừa cân và thiếu cân đều ảnh hưởng đến khả năng thụ thai và chất lượng thai kỳ. Trước khi thụ thai cả bố và mẹ đều cần có chỉ số BMI tiêu chuẩn để dễ dàng thụ thai, theo dõi sức khỏe thai kỳ, ngăn ngừa bệnh lý bẩm sinh, đặc biệt là hội chứng Macrosomia (em bé có kích thước, cân nặng lớn hơn bình thường) và các dị tật bẩm sinh cùng nhiều biến chứng thai sản khác ở bà mẹ và thai nhi.

4. Có cần bổ sung vi chất trước thai kì hay không?

Trước khi mang thai và trong thai kỳ bà bầu cần được bổ sung đầy đủ sắt, axit folic, DHA để tăng khả năng thụ thai và đảm bảo chất lượng thai kỳ. WHO và Bộ Y tế khuyến nghị bà mẹ cần bổ sung sắt và axit folic trước khi mang thai và trong thai kỳ. Đặc biệt, sử dụng viên uống bổ sung axit folic từ trước khi mang thai 1 – 3 tháng và trong toàn bộ thai kỳ có thể giúp ngăn ngừa đến 70% nguy cơ trẻ sơ sinh bị dị tật ống thần kinh.

thuốc bổ sung axit folic trước khi mang thai

Viên sắt và axit folic chính hãng từ châu Âu cho mẹ trước, trong và sau thai kì

5. Uống thuốc có ảnh hưởng như thế nào đến thai kỳ?

Thuốc có tác động trực tiếp đến quá trình chuyển hóa trong cơ thể, ảnh hưởng tới quá trình thụ thai và phát triển của thai nhi. Trước và trong khi mang thai bà mẹ tuyệt đối không được tự ý uống bất kỳ một loại thuốc nào để không bị ảnh hưởng đến khả năng thụ thai cũng như ngăn ngừa nguy cơ tai biến thai sản có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe bà mẹ và thai nhi.

6. Bà mẹ bị nhiễm trùng có làm ảnh hưởng tới thai nhi không?

Nhiễm trùng có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe cảu bà mẹ và là nguyên nhân phổ biến khiến thai nhi bị bệnh lý hoặc dị tật bẩm sinh. Các bệnh lây qua đường tình dục còn ảnh hưởng đến khả năng mang thai và có thể lây nhiễm cho thai nhi nên bố mẹ cần thực hiện sàng lọc trước sinh để điều trị trước khi mang thai và không làm ảnh hưởng đến thai nhi.

7. Vì sao bà mẹ phải tiêm phòng trước khi mang thai?

Tiêm phòng giúp bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em trước những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như sởi, quai bị, Rubella, thủy đậu, bạch hầu, ho gà, uốn ván, cảm cúm, viêm gan B,… Khi mang thai sức đề kháng của bà bầu bị suy giảm do sự thay đổi của nội tiết tố, rất dễ mắc các bệnh truyền nhiễm, có thể đe dọa tính mạng bà mẹ và thai nhi. Tiêm phòng trước khi mang thai đầy đủ giúp giảm nguy cơ nhiễm bệnh và giảm độc lực của vi khuẩn, virus,… khi tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể.

9 kiến thức trước khi mang thai ba mẹ cần nhớ

Tiêm phòng giúp bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em trước những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm

8. Trước và trong thai kỳ cần tránh làm gì?

Hút thuốc, uống rượu, sử dụng chất kích thích, hóa chất độc hại có thể gây hại cho thai nhi, là nguyên nhân gây ra dị tật và bệnh lý bẩm sinh, cả bố và mẹ cần tuyệt đối tránh xa từ trước khi mang thai. Riêng đối với bà mẹ thì cần tránh xa trong toàn bộ thai kỳ và thời gian nuôi con bú. Người bố cũng cần nói không với thuốc lá trong cả thai kỳ và hậu sản để tránh mẹ và bé phải hút thuốc lá thụ động.

9. Các vấn đề sức khỏe của lần mang thai trước ảnh hưởng thế nào tới lần mang thai sau?

Những vấn đề xảy ra trong lần mang thai trước thường tăng nguy cơ gặp phải trong lần mang thai sau. Tuy nhiên, nếu được chăm sóc đúng cách trước và trong khi mang thai có thể giúp hạn chế rủi ro hiệu quả.

Những điều ba mẹ cần thực hiện trong thai kỳ

9 kiến thức trước khi mang thai ba mẹ cần nhớ

Những điều quan trọng cần thực hiện trong thai kỳ

Khi mang thai ba mẹ cũng cần chú ý thực hiện những việc sau đây:

  • Tình trạng thai nghén khiến bà mẹ gặp khó khăn trong quá trình bổ sung dưỡng chất. Tuy nhiên giai đoạn này sẽ nhanh chóng chấm dứt khi thai kỳ bước sang tháng thứ 4. Bà mẹ cũng cần có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cân bằng để nâng cao sức khỏe cho mẹ và bé.
  • Thực hiện khám và xét nghiệm thai kỳ đầy đủ để theo dõi sức khỏe thai kỳ và có thể can thiệp kịp thời ngay khi mới có dấu hiệu xuất hiện biến chứng.
  • Uống viên sắt, axit folic, DHA ngay khi bắt đầu mang thai và uống viên canxi từ tháng thứ 4 của thai kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ để thai nhi khỏe mạnh, phát triển toàn diện. Tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống axit folic vào thời điểm nào trong ngày thì có hiệu quả tốt nhất và giảm thiểu tác dụng không mong muốn khi bổ sung bằng đường uống.
  • Giai đoạn cuối thai kỳ bà bầu có thể bị phù chân sinh lý, không nguy hiểm cho sức khỏe. Nhưng nếu bà bầu bị phù chân kèm đau đầu, mờ mắt có thể do nhiễm độc thai nghén, cần được đi khám ngay.
  • Không tự ý tiêm phòng hay sử dụng thuốc khi mang thai để tránh gây hại cho thai nhi và làm tăng nguy cơ tai biến thai sản.
  • Bà bầu cần có chế độ dinh dưỡng, làm việc, nghỉ ngơi, giải trí hợp lý để nâng cao sức khỏe, có tinh thần thoải mái và hạn chế tai biến thai sản.

Trên đây là những kiến thức trước khi mang thai và trong thai kỳ cha mẹ cần ghi nhớ để có thể chăm sóc bà mẹ và thai nhi tốt hơn. Đồng thời cũng là cách để hỗ trợ thai nhi có điều kiện phát triển đầy đủ cả thể chất và trí tuệ tốt nhất.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn