(09/03/2025)
Sắt là vi chất thiết yếu cần được bổ sung hàng ngày từ thực phẩm do cơ thể không tự tổng hợp được. Với những người bị thiếu máu, việc bổ sung sắt đóng vai trò hết sức quan trọng để cung cấp lượng sắt đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Gợi ý 7 thực phẩm giàu sắt nhất dành cho người thiếu máu.
Trước khi tìm hiểu những thực phẩm giàu sắt nhất cho người thiếu máu, chúng ta cần tìm hiểu người bệnh thiếu máu có thể do thiếu những chất nào!
Thiếu máu có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó phổ biến là tình trạng thiếu máu do thiếu chất. Người bị thiếu máu có thể thiếu các chất sau đây:
Một số đối tượng sẽ có nhu cầu cần bổ sung sắt cao hơn bình thường như bà bầu và phụ nữ sau sinh. Trong suốt thai kỳ, WHO khuyến cao mẹ bầu cần tăng cường 30mg – 60mg sắt nguyên tố và 600mcg acid folic. Trong khi các sản phụ sau sinh vẫn cần duy trì bổ sung hàm lượng sắt này để giảm nguy cơ bị thiếu máu thiếu sắt sau sinh. Mẹ cần bổ sung thêm viên uống sắt từ trước khi mang thai, trong suốt thai kỳ và duy trì ở giai đoạn sau sinh cho con bú với các viên sắt không gây táo bón. Lưu ý, nên lựa chọn các sản phẩm chính hãng, uy tín để đảm bảo an toàn và khả năng hấp thu tối ưu!
Viên sắt Chela-Ferr Forte, hỗ trợ bổ sung và dễ hấp thu sắt, hỗ trợ cải thiện thiếu máu do thiếu sắt
Sắt góp phần vào nhiều chức năng quan trọng của cơ thể, là thành phần của tế bào hồng cầu, giúp vận chuyển oxy. Dưới đây là những loại thực phẩm giàu sắt nhất bạn nên thêm vào khẩu phần ăn nhất là với những người đang bị thiếu máu:
Động vật có như sò, ngao, trai đều là thực phẩm ngon và có giá trị dinh dưỡng cao, đồng thời chứa nhiều sắt. Sắt có trong động vật có vỏ là sắt heme – là loại sắt được cơ thể hấp thu dễ dàng hơn so với sắt non-heme có trong thực vật. Ví dụ, trong 100gr trai có thể chứa tới 3mg sắt, chiếm tới 17% lượng sắt cần thiết bổ sung hàng ngày. Loại hải sản này cũng giúp làm tăng cholesterol HDL (tốt) trong máu.
Các loại động vật có vỏ giàu dinh dưỡng và có hàm lượng sắt lớn
Các loại nội tạng động vật có hàm lượng các chất dinh dưỡng cao như chất béo, chất đạm và nhiều nguyên tố khác, đặc biệt gan, tim, thận rất giàu sắt. Trong 100gr gan bò có khoảng 6.5mg sắt, chiếm 36% nhu cầu sắt hàng ngày. Tuy nhiên thực phẩm này không nên ăn quá nhiều vì có chứa lượng cholesterol và vitamin A rất cao. Dư lượng vitamin A quá cao có thể làm tăng nguy cơ dị tật ở thai nhi.
Các loại nội tạng động vật có hàm lượng các chất dinh dưỡng cao đặc biệt là sắt
Thịt đỏ như thịt bò, thịt heo, thịt trâu, thịt bê, thịt cừu.. đều là nguồn thực phẩm dồi dào chất sắt. Trong 100gr thịt bò có tới 2.7mg sắt, giàu protein, selen, kẽm và một số vitamin nhóm B. Theo một số thống kê, tình trạng thiếu sắt ở những người tiêu thụ thịt đỏ ít xảy ra so với người ăn thịt cá và thịt gia cầm thường xuyên. Thịt đỏ là một trong những thực phẩm giàu sắt nhất, cung cấp sắt heme dễ hấp thu và là thực phẩm quan trọng của người bị thiếu máu.
Thịt đỏ đều nguồn thực phẩm dồi dào chất sắt cùng các dưỡng chất khác
Cá là thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao với một số loại cá đặc biệt giàu sắt như cá ngừ. Trong 100gr cá ngừ đóng hộp có k hoảng 1.65mg sắt, giàu acid béo Omega-3. Ngoài cá ngừ, bạn có thể ăn cá thu, cá mòi cũng giàu sắt và tốt cho sức khỏe.
Cải bó xôi hay rau bina mang tới nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe nhưng lại chứa rất ít calo. Trong 100gr cải bó xôi có khoảng 2.7mg sắt, bổ sung tới 15% nhu cầu sắt hàng ngày. Mặc dù đây là sắt non-heme khó hấp thu nhưng rau cải bó xôi lại giàu vitamin C, giúp tăng cường sự hấp thu sắt đáng kể.
Rau cải bó xôi giàu sắt và vitamin C tốt cho sức khỏe
Những loại rau lá xanh như rau mồng tơi, rau muống, rau cải đều rất giàu chất sắt. Trong 100gr rau muống có khoảng 2.5mg sắt và đối với rau mồng tơi là 1.6mg sắt trong mỗi 100gr. Ngoài cung cấp chất sắt, rau xanh còn bổ sung hàm lượng chất xơ tốt, phòng ngừa táo bón và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.
Ngũ cốc như gạo, kiều mạch, lúa mạch và đặc biệt các loại ngũ cốc dạng cám cung cấp hàm lượng sắt khổng lồ. Ví dụ diêm mạch cũng là ngũ cốc giàu sắt, với 185gr diêm mạch nấu chín cung cấp khoảng 2.8mg sắt. Bên cạnh đó, ngũ cốc này cũng không chứa gluten và tốt cho người bị bệnh celiac hoặc không dung nạp gluten.
Bổ sung những thực phẩm giàu sắt nhất trong danh sách trên sẽ giúp tăng cường sắt hiệu quả cho cơ thể. Ngoài ra, nếu bạn đang bổ sung các viên uống sắt thì cần lưu ý sau khi uống sắt không nên ăn gì bổ sung dinh dưỡng đúng cách, tránh ảnh tới sự hấp thu vi chất của cơ thể.
BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?
ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ