Trang chủ » 7 nguyên nhân táo bón sau sinh mổ

7 nguyên nhân táo bón sau sinh mổ

(05/11/2024)

Sau sinh là khoảng thời gian hồi phục cơ thể của sản phụ, tuy nhiên trong giai đoạn này mẹ cũng có thể gặp nhiều vấn đề về sức khỏe đặc biệt là bị táo bón. Bài viết sau sẽ giúp mẹ tìm hiểu nguyên nhân táo bón sau sinh mổ là gì và phải làm sao để cải thiện tình trạng này.

Rate this post

Tiết lộ 7 nguyên nhân táo bón sau sinh mổ

Táo bón khiến mẹ sau sinh cảm thấy mệt mỏi, đau đớn khi đi ngoài, nếu kéo dài có thể gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng táo bón sau sinh mổ, dưới đây là một số nguyên nhân mẹ cần lưu ý:

  • Vết thương sau sinh

Mẹ sinh mổ sẽ bị đau lâu hơn các mẹ sinh thường. Vết mổ bị đau và lâu hồi phục khiến mẹ ngại đi vệ sinh, nín nhịn kéo dài có thể gây ra táo bón. Ngoài ra, cơ thắt hậu môn co chặt, cộng với việc phải rặn trong khi sinh có thể làm cong hay hỏng cơ sàn chậu và cơ vòng hậu môn, từ đó làm cho phân khó thoát ra ngoài và gây táo bón. Nhiều mẹ cũng bị tăng cân hoặc bị áp lực khi mang thai và gây ra tình trạng trĩ, điều này sẽ khiến mẹ bị đau và làm nặng thêm tình trạng táo bón.

7 nguyên nhân táo bón sau sinh mổ

Tổn thương sau sinh mổ ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa và làm mẹ bị táo bón

  • Do thay đổi nội tiết tố

Nguyên nhân táo bón sau sinh mổ phổ biến là do sự thay đổi nội tiết tố sau sinh. Nồng độ hormone progesterone tăng cao chưa điều chỉnh lại sau sinh có thể làm chậm chức năng của ruột và hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó, sự thay đổi nội tiết tố còn có thể do mẹ bị căng thẳng sau sinh gây ra. Khi hormone căng thẳng như cortisol tăng đột biến có thể làm thay đổi thói quen đi vệ sinh và gây ra táo bón.

  • Thay đổi chế độ ăn uống

Thay đổi chế độ dinh dưỡng sau sinh với việc bồi bổ nhiều thực phẩm giàu đạm, ăn ít rau củ quả, chất xơ hay uống ít nước cũng có thể làm tăng nguy cơ mẹ bị táo bón. Đây là trường hợp nhiều mẹ gặp phải khi bổ sung dinh dưỡng quá mức mà không ăn thêm rau hay hoa quả hàng ngày.

7 nguyên nhân táo bón sau sinh mổ

Chế độ dinh dưỡng ít chất xơ gây ra tình trạng khó đi ngoài ở mẹ sau sinh

  • Cơ thể bị mất nước

Tình trạng thiếu nước, mất nước làm cho phân khô hơn và ảnh hưởng tới các hoạt động của hệ tiêu hóa, hệ bài tiết và gây ra táo bón. Bên cạnh đó, mẹ bị mất máu trong quá trình sinh mổ cũng làm giảm lượng chất lỏng trong cơ thể và làm chậm quá trình đào thải hơn bình thường.

  • Ít vận động sau sinh

Phụ nữ sinh mổ cần nhiều thời gian để phục hồi sức khỏe hơn sinh thường, do đó nhiều mẹ có xu hướng nghỉ ngơi trên giường lâu hơn, ít vận động hơn. Tuy nhiên đây lại là một trong những nguyên nhân táo bón sau sinh mổ. Việc giảm mức độ hoạt động sau sinh có thể làm chậm chức năng của hệ tiêu hóa, hoạt động của ruột yếu đi do ít vận động, phân khô cứng do xảy ra tình trạng tái hấp thu nước trong ruột già làm cho mẹ khó đi ngoài.

  • Do tâm lý

Một nguyên nhân tiềm ẩn khác làm mẹ bị táo bón sau sinh mổ là nhiều mẹ bỉm sợ đi vệ sinh sẽ gây đau và bị đứt chỉ khâu. Do đó, mẹ không dám rặn nhẹ để đi đại tiện, thúc đẩy phân ra bên ngoài. Những lo lắng này làm cho tình trạng táo bón kéo dài và trầm trọng hơn.

  • Thuốc giảm đau và thuốc kháng sinh

Sử dụng các loại thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau cũng có thể ảnh hưởng tới hoạt động của ruột và gây ra tác dụng phụ phổ biến như táo bón. Kể cả mẹ không dùng bất cứ loại thuốc kháng sinh hay thuốc giảm đau nào nhưng vẫn cần mất vài ngày tới vài tuần để ruột cân bằng lại.

7 nguyên nhân táo bón sau sinh mổ

Việc sử dụng thuốc kháng sinh hay thuốc giảm đau cũng có thể gây ra táo bón

Mẹ cần phải làm gì để giảm táo bón sau sinh

Để cải thiện tình trạng táo bón khó chịu, mẹ sinh mổ có thể thử áp dụng một số biện pháp khắc phục táo bón tại nhà như sau:

  • Uống nhiều nước và bổ sung thêm các món ăn dạng lỏng như canh, cháo..
  • Tăng cường chất xơ vào bữa ăn như ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh, đậu..
  • Bổ sung thêm các món đồ ăn vặt cho mẹ sau sinh mổ hỗ trợ tiêu hóa như sữa chua, mận, nước ép mận..
  • Tránh ăn các loại thực phẩm ăn nhanh như xúc xích, khoai tây chiên, sô cô la..
  • Có thể sử dụng các loại thuốc nhuận tràng không kê đơn để hỗ trợ quá trình tiêu hóa.
  • Đi ngoài ở tư thế ngồi xổm cũng giúp việc đại tiện thuận lợi hơn.
  • Tập luyện các bài tập thư giãn như thiền, yoga, hay tắm nước ấm giúp giảm căng thẳng mệt mỏi.
  • Cho con bú mẹ để kích thích tử cung co bóp, góp phần giúp mẹ đi ngoài dễ dàng hơn.
  • Chia sẻ việc chăm sóc em bé với chồng hay người thân giúp mẹ có thời gian cho bản thân, ăn đủ bữa, ngủ đủ giấc.

Thực hiện một chế độ dinh dưỡng đủ chất, cân bằng các nhóm chất với các thực phẩm dinh dưỡng sẽ giúp bồi bổ cơ thể hiệu quả, phòng tránh tình trạng táo bón có thể xảy ra sau sinh. Bên cạnh đó, mẹ cũng đừng quên bổ sung đầy đủ sắt và canxi cho mẹ sau sinh mỗi ngày để tăng cường sức khỏe toàn diện, ngăn ngừa thiếu máu, thiếu canxi sau sinh. Mẹ nên lựa chọn sản phẩm uy tín, chính hãng, sử dụng đúng cách để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng.

Viên uống bổ sung sắt và canxi cho mẹ sau sinh

Viên uống sắt và canxi cho mẹ sau sinh – nhập khẩu từ Châu Âu

Hy vọng bài viết trên đã giúp mẹ làm rõ nguyên nhân táo bón sau sinh mổ là gì cũng như cách cải thiện tình trạng này như thế nào. Mẹ hãy xây dựng thực đơn ăn uống đủ chất, tập luyện đều đặn để có sức khỏe tốt và phòng ngừa táo bón hiệu quả.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 295.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 295.000đ/Hộp
  • Gold-Vit mama: 450.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36