Trang chủ » 7 khó chịu thường gặp khi mang thai

7 khó chịu thường gặp khi mang thai

(29/03/2020)

Mang thai là gia đoạn khó khăn nhưng thật tuyệt vời đối với các bà mẹ. Có rất nhiều điều kỳ lạ xảy ra với bạn trong thời gian kỳ diệu này, những thay đổi nội tiết tố này có thể gây ra các khó chịu khi mang thai. Dưới đây là 7 khó chịu phổ biến khi mang thai và cách mẹ bầu có thể giảm thiểu chúng

5 (100%) 1 vote

1. Ốm nghén, buồn nôn vào buổi sáng

Hơn 60% phụ nữ sẽ trải qua ốm nghén (cả ngày lẫn đêm). Cảm giác buồn nôn ;là biểu hiện cụ thể nhất của tình trạng ốm nghén. Mỗi người phụ nữ là khác nhau; một số sẽ chỉ cảm thấy buồn nôn, và một số có thể thường bị nôn. Đáng chú ý, các nhà nghiên cứu vẫn không thể xác định chính xác nguyên nhân thực sự gây ra ốm nghén.

Hầu hết phụ nữ mang thai chỉ có cảm giác này trong ba tháng đầu tiên, trong khi nhiều người có thể bị ốm nghén trong toàn bộ thai kỳ. Một số nghiên cứu cho thấy những phụ nữ bị ốm nghén có con có IQs cao hơn.

Làm thế nào bạn có thể giảm ốm nghén khi mang thai

  • Ăn thực phẩm giàu protein. Protein giúp giảm ốm nghén.
  • Ăn các thực phẩm có chứa gừng, gừng được chứng minh lâm sàng giúp giảm ốm nghén và an toàn cho cả mẹ và bé.
  • Hãy chắc chắn dùng Vitamin B6 hàng ngày. Chúng được chứng minh lâm sàng giúp giảm buồn nôn liên quan đến ốm nghén. Khuyến cáo nên dùng 25mg tối đa ba lần mỗi ngày để duy cải thiện tình trạng khó chịu. (Hãy nhớ rằng, tối đa hàng ngày là 100mg)
  • Uống nhiều nước. Uống nhiều nước trong khoảng thời gian này sẽ khiến bạn cảm thấy tốt hơn.
  • Đừng ra khỏi giường quá nhanh vào buổi sáng. Ngồi dậy quá nhanh có thể phá sự cân bằng của cơ thể.

Nếu bạn bị ốm nghén nặng, hãy nói chuyện với bác sĩ về cách cải thiện tình trạng này vì kéo dài có thể khiến mẹ bầu bị mất nước hoặc suy dinh dưỡng.

Vận động nhẹ nhàng giúp cơ thể được thư giãn và giảm các triệu trứng gây ra ốm nghén và mệt mỏi trong thai kỳ

2. Thiếu năng lượng/Mệt mỏi

Một triệu chứng phổ biến khác của việc mang thai là cảm thấy mệt mỏi, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ nhất và thứ ba của thai kỳ. Hơn một nửa số bà mẹ mang thai gặp phải triệu chứng này. Do cơ thể đang sản xuất các hoocmon mới và tạo ra nhiều thay đổi để chuẩn bị cho việc sin hem bé. Cơ thể cũng cần tạo ra nhiều máu hơn để mang chất dinh dưỡng đến em bé, làm tăng nỗ lực cho tim và các cơ quan khác. Căng thẳng tinh thần và cảm xúc cũng là lý do kiến mẹ bầu có thể cảm thấy kiệt sức.

Mệt mỏi khi mang thai có thể là một triệu chứng thiếu máu thai kỳ, đặc biệt là do thiếu sắt. Cơ thể bạn cần sắt để tạo ra huyết sắc tố, chất trong các tế bào hồng cầu cho phép chúng mang oxy đến các mô và cho em bé. Nhu cầu sắt của mẹ bầu tăng gấp đôi lên 27-30 mg khi mang thai do nhu cầu của em bé, lượng máu bổ sung do cơ thể bạn tạo ra và mất máu sẽ xảy ra trong khi sinh. Hầu hết các bà mẹ mang thai được khuyến nghị nên bổ sung sắt khi mang thai để hỗ trợ cho nhu cầu gia tăng này bên cạnh việc bổ sung thực phẩm giàu sắt như thịt đỏ, thịt gia cầm, cá (tối đa 2-3 phần mỗi tuần), đậu khô, ngũ cốc tăng cường chất sắt và nước ép mận.

Trong trường hợp cần thiết, bạn cần bổ sung sắt bằng viên uống dễ hấp thu. Trên thị trường có rất nhiều loại sắt khác nhau với liều lượng khác nhau. Vì vậy tùy theo mức độ sắt thiếu hụt của cơ thể bác sĩ sẽ khuyên bạn nên bổ sung mức hợp lý. Để đảm bảo hiệu quả hấp thu cao nhất và không gặp phải các triệu chứng khó chịu như táo bón hay mùi tanh kim loại, chuyên gia khuyên mẹ nên bổ sung sắt hữu cơ có khả năng hấp thu cao, được cơ quan, tổ chức y tế uy tín trong và ngoài nước chứng nhận hiệu quả.

Hiện nay trên thị trường có sắt hữu cơ Ferrochel – là một dạng phát minh của non – heme sắt. Đây là dạng ion sắt được nhiều cơ quan, tổ chức uy tín tại Châu Âu công nhận an toàn và khả dụng sinh học, là một trong các chất được phép dùng cho thực phẩm dinh dưỡng đặc biệt.

Cơ quan an toàn thực phẩm châu Âu (EFSA) công nhận Ferrochel an toàn và khả dụng sinh học cao. Ferrochel cũng nhận được số đăng ký từ CAS của Hiệp hội Hóa học Mỹ (TRAACS FTIR) và FAD (Mỹ) về độ an toàn tuyệt đối.

Lựa chọn viên sắt có thành phần là Ferrochel sẽ giúp mẹ bổ sung đúng loại:

  • Khả dụng sinh học cao nhất
  • Khả năng dung nạp tốt hơn so với sắt vô cơ, mà ít gây kích ứng đường tiêu hóa
  • Tính hiệu quả
  • An toàn hơn trong việc sử dụng
  • Không có phản ứng với các thành phần thức ăn khác, vitamin và khoáng chất

Lựa chọn đúng viên bổ sung sắt hiệu quả, an toàn chính là biện pháp hữu hiệu giúp mẹ bầu tăng cường sắt đầy đủ cho cơ thể. Khi bổ sung viên sắt, bạn cũng nên hạn chế lượng trà và caffeine vì chúng được xem là làm giảm hấp thụ sắt khi mang thai

Làm thế nào bạn có thể tránh hoặc điều trị mệt mỏi khi mang thai?

Để giảm thiếu năng lượng và mệt mỏi khi mang thai:

  • Nên nghỉ ngơi hợp ký
  • Hãy di bộ nhẹ nhàng, nó có thể cải thiện tâm trạng và mức năng lượng của cơ thể. 30 phút đi bộ hơn 3 lần một tuần có thể cải thiện tình trạng này.
  • Đi ngủ sớm
  • Uống nước sớm cách ít nhất 2 giờ trước khi đi ngủ.
  • Giảm thiểu chứng ợ nóng vào ban đêm bằng cách không ăn ngay trước khi đi ngủ (2-3 giờ trước).
  • Kéo căng cơ chân trước khi đi ngủ để tránh chuột rút ở chân và bao gồm các loại thực phẩm giàu kali, như chuối, đào, kiwi, khoai tây và rau xanh trong chế độ ăn uống hàng ngày.
  • Cố gắng ăn mỗi 3-4 giờ và đảm bảo bao gồm carbohydrate, protein và chất béo trong mỗi bữa ăn.
  • Tăng thực phẩm carbohydrate chất xơ cao (ngũ cốc nguyên hạt, rau có tinh bột, trái cây) và giảm thiểu đồ ngọt và ngũ cốc tinh chế.
  • Tránh chất caffeine
  • Uống nhiều nước, ĐẶC BIỆT nước.
  • Bổ sung sắt nếu được xác định bị thiếu máu do thiếu sắt.

3. Chứng ợ nóng

Chứng ợ nóng khi mang thai  là một triệu chứng khó chịu với hơn 50% phụ nữ gặp phải triệu chứng này, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba. Nó thường không phải là một dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng, nhưng nó có thể khá khó chịu và thậm chí đau đớn. Trào ngược dạ dày thực quản thường được gọi là trào ngược axit hay ợ nóng.

Chứng khó tiêu cũng phổ biến khi mang thai và có thể xảy ra cùng với chứng ợ nóng. Khó tiêu chỉ là một tên gọi khác của bệnh đau dạ dày.

Chứng ợ nóng xảy ra khi axit dạ dày từ dạ dày bị đẩy lên phía thực quản (đường ống giữa miệng và dạ dày). Có thể có vị chua trong miệng hoặc cảm giác nôn mửa trong cổ họng.

Làm thế nào bạn có thể tránh hoặc điều trị chứng ợ nóng khi mang thai?

  • Ăn 6 bữa nhỏ trong ngày thay vì 3 bữa ăn thông thường. Điều này có thể ngăn chặn dạ dày quá no và phải làm việc nhiều một lúc.
  • Đừng ăn quá gần giờ đi ngủ (2-3 giờ trước)
  • Đặt gối lên để nâng cao đầu khi ngủ đầu nên cao hơn dạ dày.
  • Không ăn thực phẩm cay hoặc thực phẩm kích hoạt khác như sô cô la, thực phẩm chiên và caffeine.

4. Táo bón

Hơn 70% phụ nữ gặp phải sự khó chịu này trong khi mang thai. Có một vài điều khác nhau gây táo bón khi mang thai

Nhờ vào nội tiết tố khi mang thai, mà đường tiêu hóa chậm lại để giúp cơ thể hấp thụ tất cả các vitamin và khoáng chất mà mẹ hấp thụ mỗi ngày

Tử cung mở rộng gây áp lực lên ruột xung quanh, gây ra sự chậm trễ hơn nữa.

Chất sắt tăng trong một vài viên uống bổ sung sắt cũng có thể gây ra táo bón. Đó là lý do việc lựa chọn loại thuốc bổ sung sắt rất quan trọng. Các loại thuốc bổ sung sắt cho bà bầu có thành phần chứa sắt hữu cơ được các chuyên gia khuyên chọn thay vì các viên sắt dạng vô cơ. Nên chọn thuốc  bổ sung sắt có thành phần có khả năng hấp thu cao, không gây tác dụng phụ như táo bón hay nóng trong.

Làm thế nào bạn có thể tránh hoặc điều trị táo bón khi mang thai?

  • Ăn thực phẩm giàu chất xơ. Cố gắng làm điều này ngay từ đầu như một biện pháp phòng ngừa. Thực phẩm tốt bao gồm đậu Hà Lan, đậu đen, đậu lăng, hạnh nhân, khoai lang, các loại rau xanh.
  • Uống ít nhất 8 ly nước mỗi ngày.
  • Lựa chọn viên bổ sung có thành phần hữu cơ, dễ hấp thu, đã được kiểm chứng bởi cơ quan y tế uy tín
  • Tập thể dục nhẹ nhàng có thể giúp ruột chuyển động tốt hơn và hệ thống tiêu hóa làm việc hiệu quả.

5. Mất ngủ

78% phụ nữ cho biết giấc ngủ bị xáo trộn nhiều hơn trong thời kỳ mang thai so với những thời điểm khác.

Thuật ngữ mất ngủ bao gồm khó ngủ và / hoặc ngủ không ngon giấc.

Thay đổi nội tiết tố là một trong những lý do lớn nhất dẫn đến mệt mỏi và các vấn đề về giấc ngủ khi mang thai. Những thay đổi này có thể có tác dụng ức chế cơ bắp, có thể dẫn đến ngáy, và ở phụ nữ nặng hơn làm tăng nguy cơ mắc chứng ngưng thở khi ngủ. Rối loạn cảm xúc và căng thẳng cũng là nguyên nhân của chứng mất ngủ.

Một số vấn đề phổ biến về giấc ngủ xảy ra hoặc trở nên tồi tệ hơn khi mang thai là:

  • Mất ngủ
  • Hội chứng chân không yên (RLS)
  • Chứng ngưng thở lúc ngủ
  • Trào ngược dạ dày thực quản (GERD ban đêm) / ợ nóng

Làm thế nào bạn có thể tránh mất ngủ khi mang thai?

  • Lên kế hoạch và ưu tiên thời gian ngủ .
  • Cố gắng tập thể dục khoảng 30 phút mỗi ngày trừ khi sức khỏe không cho phép.
  • Ngủ bên trái để cải thiện lưu lượng máu và chất dinh dưỡng cho thai nhi và thận, không nằm ngửa trong thời gian dài.
  • Sử dụng gối chữ U để ngủ trong tư thế thoải mái
  • Uống nhiều nước trong ngày và không uống nước 2 giờ trước khi đi ngủ.
  • Ngừng ăn thực phẩm cay, có tính axit, hoặc chiên, và ăn các bữa ăn nhỏ thường xuyên hơn trong suốt cả ngày.
  • Nếu mẹ bầu bị Hội chứng chân không yên, có thể là do thiếu chất sắt hoặc folate nên hãy đi xét nghiệm.
  • Nếu khó ngủ, đừng ép cơ thể chìm vào giấc ngủ – cố gắng đọc hoặc thiền để thư giãn.
  • Sử dụng đèn ngủ sẽ giúp ngủ lại nhanh hơn.
  • Hãy thử thiền để thư giãn bộ não và làm dịu thần kinh.

Nói chuyện với bác sĩ về các vấn đề giấc ngủ. Nó có thể là một cảnh báo về sự thiếu hụt dinh dưỡng hoặc vấn đề hô hấp (ngưng thở khi ngủ) mà bác sĩ cần phải kiểm tra

Tư thế ngủ thoải mái giúp giảm tình trạng mất ngủ khi mang thai

6. Nướu chảy máu & đau răng

Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy 75% bà mẹ mang thai gặp phải một số vấn đề về sức khỏe răng miệng khi mang thai. Các triệu chứng bao gồm chảy máu nướu, đau răng và tăng độ nhạy cảm của răng.

Khó chịu nhất ở phụ nữ mang thai gặp phải là chảy máu nướu răng. Điều này chủ yếu là do sự thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ làm cho nướu nhạy cảm với sự xuất hiện của mảng bám. Nướu chảy máu, nếu không được điều trị, có thể dẫn đến bệnh nha chu (viêm nướu). Nhiều nghiên cứu nói rằng bệnh nha chu có thể là nguy cơ tiềm ẩn đối với trẻ sơ sinh nhẹ cân. Nướu chảy máu cũng có thể dẫn đến suy thoái nướu có thể gây nhạy cảm với nhiệt độ nóng và lạnh và làm cho răng dễ bị sâu hơn.

Làm thế nào có thể tránh hoặc điều trị chảy máu nướu khi mang thai?

  • Thường xuyên đánh răng và vệ sinh răng miệng. Nhưng hãy chắc chắn làm nhẹ nhàng, vì chỉ nha khoa có thể gây chảy máu trên nướu đã nhạy cảm.
  • Ghé thăm nha sĩ vệ sinh 3 tháng một lần trong thai kỳ
  • Ăn uống lành mạnh và đầy đủ dinh dưỡng, bổ sung canxi đầy đủ trong thai kỳ cũng là một yếu tố quan trọng để duy trì sức khỏe cả răng miệng và nói chung trong thai kỳ

7. Nhức đầu và đau nửa đầu

Nhức đầu khi mang thai có thể là kết quả của sự thay đổi nội tiết tố, căng thẳng, sung huyết, táo bón, thiếu ngủ, mất nước, huyết áp thấp, lượng đường trong máu thấp. Trong một số trường hợp, tình trạng này có thể được gây ra bởi tiền sản giật (còn gọi là Toxemia)

Nhức đầu mạnh trong tam cá nguyệt thứ hai hoặc thứ ba có thể là dấu hiệu của tiền sản giật hoặc huyết áp cao khi mang thai. Tiền sản giật là một tình trạng không phổ biến ảnh hưởng đến khoảng 5 đến 10% của thai kỳ. Những bà mẹ bị tiền sản giật cũng có thể có những ảnh hưởng về tầm nhìn mờ hoặc nhìn thấy các đốm, tăng cân, đau ở bụng trên bên phải, và tay và mặt bị sưng. Nếu bạn bị đau đầu và đang gặp phải bất kỳ triệu chứng nào trong số này, nên gọi bác sĩ ngay lập tức.

Làm thế nào bạn có thể tránh hoặc điều trị đau đầu khi mang thai?

  • Tư thế đóng vai trò quan trọng. Cố gắng đứng dậy và ngồi thẳng.
  • Nghỉ ngơi nhiều và thực hành các bài tập thư giãn (giảm stress)
  • Tập thể dục (đi bộ 30 phút mỗi ngày)
  • Ăn bữa ăn thường xuyên và cân bằng
  • Thực phẩm thường có thể là một tác nhân gây đau đầu hoặc đau nửa đầu. Tránh các thực phẩm gây đau đầu, chẳng hạn như sô cô la, caffeine, sữa, thịt có chất bảo quản…
  • Giữ nước bằng cách uống ít nhất 8 cốc nước mỗi ngày (mất nước có thể là tác nhân)
  • Nếu đã bị đau đầu hoặc đau nửa đầu, có thể cố gắng làm dịu nó bằng cách:
  • Ăn nhiều bữa thường xuyên để tránh lượng đường trong máu thấp và uống nhiều nước hơn
  • Massage đầu
  • Nếu bạn nhạy cảm với ánh sáng và / hoặc âm thanh, hãy giảm thiểu chúng bằng kính râm, tai nghe để chặn tiếng ồn
  • Làm theo hướng dẫn của bác sĩ

Nếu cảm thấy đau đầu trở nên tồi tệ hơn hoặc xuất hiện đột ngột, đau đầu khác với bình thường, đau đầu đi kèm với thay đổi thị lực, tăng cân đột ngột, đau bụng trên bên phải hoặc sưng ở tay và mặt, hãy liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn ngay lập tức vì đây có thể là một dấu hiệu của tiền sản giật. Cần thăm khám bác sĩ ngay lập tức.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 295.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 295.000đ/Hộp
  • Gold-Vit mama: 450.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36