Trang chủ » 7 biểu hiện trào ngược dạ dày ở bà bầu

7 biểu hiện trào ngược dạ dày ở bà bầu

(23/07/2024)

Tình trạng trào ngược dạ dày thực quản ở bà bầu rất phổ biến. Mặc dù bệnh không ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi, nhưng lại gây ra nhiều khó chịu cho thai phụ. Dưới đây là 7 biểu hiện trào ngược dạ dày ở bà bầu.

Rate this post

Nguyên nhân bị trào ngược dạ dày khi mang thai

Hiện tượng trào ngược dạ dày ở mẹ bầu có ba nguyên nhân chính:

Thay đổi nội tiết tố

Khi mang thai, cơ thể mẹ sẽ sản sinh ra một lượng lớn progesterone để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi trong tử cung. Tuy nhiên, khi nồng độ hormone này vượt quá giới hạn làm van dạ dày giãn rộng và khiến axit dạ dày trào ngược lên thực quản.

Tăng đột ngột hormone relaxin

Nồng độ hormone relaxin trong cơ thể phụ nữ mang thai tăng đột ngột, gây cản trở quá trình tiêu hóa. Điều này làm cho thức ăn ở trong dạ dày lâu hơn, khiến axit tiết ra nhiều hơn và dẫn đến hiện tượng ợ hơi, đầy bụng.

Sự phát triển của thai nhi:

Càng về cuối thai kỳ, khi kích thước của thai nhi lớn dần tạo áp lực lên dạ dày và cơ thắt thực quản dưới, thúc đẩy axit trào ngược.

Chính bởi những nguyên nhân kể trên, hầu hết phụ nữ mang thai sẽ gặp hiện tượng trào ngược trong ba tháng đầu của thai kỳ và có xu hướng tái phát vào ba tháng cuối.

7 biểu hiện trào ngược dạ dày ở bà bầu

Trào ngược dạ dày khi mang thai mang lại cảm giác khó chịu cho mẹ bầu

 7 biểu hiện trào ngược dạ dày ở bà bầu

Triệu chứng trào ngược dạ dày ở phụ nữ mang thai có thể kéo dài suốt thai kỳ và có thể bắt đầu ở bất kỳ giai đoạn nào, nhưng thường gặp nhất vào những tháng đầu và cuối của thai kỳ. Các triệu chứng của trào ngược dạ dày ở mẹ bầu khá giống với những người khác, bao gồm:

  • Ợ hơi, ợ nóng, ợ chua: Đây là triệu chứng phổ biến nhất, thường xuất hiện khi mẹ ăn no hoặc nằm ngủ.
  • Buồn nôn, nôn: Trào ngược dạ dày khiến mẹ bầu thường xuyên buồn nôn, nôn hoặc cảm thấy nghẹn thức ăn.
  • Đau ngực: Axit trào ngược kích thích đầu mút sợi thần kinh trên bề mặt niêm mạc thực quản, gây cảm giác đau tức.
  • Nuốt khó: Khi bệnh nặng, lượng axit trào ngược lên nhiều, gây sưng đỏ và phù nề niêm mạc thực quản, làm việc nuốt trở nên khó khăn hơn.
  • Khản giọng, ho nhiều: Dây thanh quản bị sưng do tiếp xúc nhiều với axit dạ dày, dẫn đến khản giọng và ho kéo dài.
  • Miệng tiết nhiều nước bọt: Đây là phản xạ tự nhiên của miệng để trung hòa lượng axit trào lên.
  • Các triệu chứng khác: Mẹ bầu có thể gặp chán ăn, sụt cân nhanh, thiếu máu hoặc xuất huyết đường tiêu hóa.

Mẹ bầu nên chú ý các dấu hiệu kể trên để có biện pháp phòng ngừa và cải thiện đúng cách, kịp thời tình trạng trào ngược trong thai kỳ nhé!

7 biểu hiện trào ngược dạ dày ở bà bầu

Một số biểu hiện thường gặp ở bà bầu bị trào ngược dạ dày thực quản

Điều trị trào ngược dạ dày ở mẹ bầu 

Việc thay đổi chế độ sinh hoạt và thói quen ăn uống có thể cải thiện đáng kể hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản. Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích dành cho mẹ bầu:

Thay đổi thói quen, chế độ ăn uống:

  • Tránh ăn đồ cay nóng, nhiều chất béo: Không sử dụng các thực phẩm có cồn và chất kích thích vì chúng có thể làm giãn cơ thắt thực quản.
  • Nhận biết và theo dõi: Quan sát phản ứng của cơ thể để lựa chọn loại thực phẩm phù hợp, tránh những thức ăn gây trào ngược.
  • Ăn chậm, nhai kỹ: Giúp tránh bị nghẹn và tiêu hóa tốt hơn.
  • Chia nhỏ bữa ăn: Không ăn quá no, nên chia khẩu phần ăn một ngày thành nhiều bữa nhỏ.
  • Tránh ăn trước khi đi ngủ: Không ăn trong khoảng 2 giờ trước khi đi ngủ.
  • Uống nước hợp lý: Uống ít nước trong khi ăn, nên uống nước vào giữa các bữa ăn.
  • Vận động nhẹ nhàng sau ăn: Không nằm ngay sau bữa ăn, nên vận động nhẹ nhàng để hỗ trợ tiêu hóa

 

7 biểu hiện trào ngược dạ dày ở bà bầu

Chế độ ăn uống khoa học giúp giảm tình trạng trào ngược dạ dày cho bà bầu 

Thay đổi tư thế nằm:

Mẹ bầu nên nằm cao đầu, nằm nghiêng sang trái hoặc đặt gối dưới vai để ngăn axit trào ngược lên thực quản khi ngủ.

Lối sống lành mạnh:

  • Tập luyện nhẹ nhàng: Tập yoga, đi bộ, và các bài tập nhẹ nhàng khác.
  • Giữ tinh thần lạc quan: Tránh căng thẳng, duy trì tinh thần thoải mái.
  • Duy trì cân nặng ổn định: Trong suốt thai kỳ để giảm áp lực lên dạ dày và thực quản.
  • Sử dụng quần áo thoải mái: Chọn quần áo bầu thoáng mát, tránh gây áp lực lên vùng bụng.

Các phương pháp điều trị khác

Nếu triệu chứng trào ngược dạ dày ở phụ nữ mang thai trở nên nặng, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc để giảm triệu chứng. Tuy nhiên, cần tuyệt đối tuân thủ chỉ định và dùng thuốc theo đơn của bác sĩ. Không tự ý sử dụng các loại thuốc điều trị trong thai kỳ!

Ngoài ra, còn có các lựa chọn khác như châm cứu, tập yoga, hay phẫu thuật để cải thiện tình trạng bệnh. Trước khi lựa chọn phương pháp điều trị, sản phụ nên trao đổi kỹ với bác sĩ để được tư vấn phù hợp.

Giai đoạn mang thai ngoài chế độ ăn, các mẹ cần bổ sung đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu như: axit folic, DHA, sắt, canxi… cho mẹ bầu để tăng cường sức khỏe và hạn chế tình trạng thiếu chất ở mẹ và thai nhi. Tuy nhiên đối với những trường hợp bệnh, mẹ nên hỏi bác sĩ bị trào ngược dạ dày uống canxi được không và nên uống như thế nào để sử dụng đúng cách và hiệu quả nhất!

Viên uống bổ sung canxi cho mẹ bầu- Nhập khẩu chính hãng từ Châu Âu

Viên uống bổ sung canxi cho mẹ bầu- Nhập khẩu chính hãng từ Châu Âu

Như vậy, trong thời gian mang thai, chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, nghỉ ngơi là rất cần thiết để mẹ bầu có một thai kì khỏe mạnh. Tuy nhiên bên cạnh việc ăn uống khoa học, đủ chất dinh dưỡng, các mẹ cần bổ sung đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu cho mẹ bầu như sắt, canxi, vitamin… Một số mẹ đang băn khoăn chưa biết canxi nước và canxi viên loại nào tốt hơn? Mỗi loại canxi đều có những ưu điểm riêng, tuy nhiên riêng với mẹ bị trào ngược dạ dày, nên ưu tiên canxi dạng viên để dễ uống hơn. Các loại canxi nước thường có mùi và vị có thể không hợp khẩu vị và làm tăng nguy cơ buồn nôn, trào ngược ở mẹ bầu. Mẹ có thể căn cứ vào thói quen và sở thích của bản thân để lựa chọn loại canxi phù hợp nhé!

Điều trị trào ngược dạ dày khi mang thai đòi hỏi sự kiên nhẫn và thận trọng để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. Luôn tuân theo hướng dẫn của bác sĩ và điều chỉnh lối sống lành mạnh để giảm bớt triệu chứng. Hy vọng rằng qua bài viết này, các mẹ đã biết được biểu hiện trào ngược dạ dày ở bà bầu và một số lưu ý, từ đó có phương pháp điều trị phù hợp để bảo đảm sức khỏe cho cả mẹ và bé. Chúc các mẹ bầu nhiều sức khỏe, có thai kỳ trọn vẹn nhất!

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

 

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 295.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 295.000đ/Hộp
  • Gold-Vit mama: 450.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36