Trang chủ » 6 dấu hiệu bà bầu bị đau dạ dày nên chú ý

6 dấu hiệu bà bầu bị đau dạ dày nên chú ý

(31/07/2024)

Trong thai kỳ, nhiều phụ nữ gặp vấn đề về dạ dày do sự thay đổi nội tiết tố và áp lực của thai nhi lên các cơ quan bên trong. Dưới đây là 6 dấu hiệu bà bầu bị đau dạ dày mẹ nên chú ý.

Rate this post

6 dấu hiệu bà bầu bị đau dạ dày nên lưu ý

Hầu hết mẹ bầu khi đau dạ dày đều có những dấu hiệu sau:

Nôn mửa và buồn nôn

Triệu chứng này rất dễ nhầm lẫn với hiện tượng ốm nghén ở bà bầu. Tuy nhiên, đau dạ dày trong thai kỳ thường có những biểu hiện như: Đau thượng vị, ợ hơi, ợ chua… Tình trạng nôn khi đau dạ dày khác với ốm nghén ở chỗ bà bầu nôn ra nước hoặc nôn ra thức ăn, thậm chí có thể nôn nhiều dẫn đến mất

6 dấu hiệu bà bầu bị đau dạ dày nên lưu ý

Dấu hiệu bà bầu bị đau dạ dày rất dễ nhầm lẫn với ốm nghén

Đau vùng thượng vị

Bà bầu khi bị viêm dạ dày sẽ thấy cơn đau âm ỉ hoặc dữ dội ở vùng bụng, cơn đau kèm cảm giác nóng rát từ rốn đến mũi xương ức thì rất có thể đây là một triệu chứng đau dạ dày.

Cảm giác nặng bụng hoặc ợ chua

Đây là một triệu chứng điển hình của tình trạng đau dạ dày. Nguyên nhân là do luồng hơi từ thức ăn bị tích trữ lâu ngày trong dạ dày trào ngược lên thực quản và qua khoang miệng. Đối với trường hợp đau dạ dày nặng, luồng hơi còn mang theo dịch vị acid trong dạ dày nên gây ợ chua.

Khó tiêu hóa, chướng bụng

Thai kỳ làm thay đổi nồng độ hormone và tăng sản xuất acid dạ dày của mẹ bầu dẫn đến khó tiêu hơn bình thường. Khi dạ dày bị viêm sẽ ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa, lúc này thức ăn tiêu hóa chậm sẽ dẫn tới tồn đọng lâu ngày từ đó gây ra tình trạng chậm tiêu hóa, chướng bụng.

6 dấu hiệu bà bầu bị đau dạ dày nên lưu ý

Dạ dày bị viêm sẽ làm ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa thức ăn

Xuất huyết tiêu hóa

Xuất huyết tiêu hóa do đau dạ dày khi mang thai được biểu hiện qua việc đại tiện kèm có máu. Đây là tình trạng vô cùng nguy hiểm nên bà bầu cần đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám và có hướng xử lý kịp thời.

Chán ăn

Triệu chứng đau dạ dày khiến cơ thể mẹ bầu mệt mỏi, khó chịu, chán ăn. Nếu tình trạng này kéo dài rất dễ khiến cho mẹ suy nhược, thai nhi không nhận đủ chất ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.

Cách khắc phục bệnh đau dạ dày khi mang thai

6 dấu hiệu bà bầu bị đau dạ dày nên lưu ý

Mẹ bầu bị đau dạ dày nên bổ sung chất xơ giúp cải thiện tình trạng táo bón

Khi mang thai, việc điều trị đau dạ dày phải thực hiện cẩn thận để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi. Để khắc phục tình trạng đau dạ dày, mẹ bầu có thể áp dụng một số phương pháp dưới đây:

Điều chỉnh chế độ ăn uống

  • Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ: Chất xơ là dưỡng chất không thể thiếu trong chế độ ăn của mẹ bầu bị đau dạ dày giúp cải thiện tình trạng táo bón ở bà bầu hiệu quả. Bà bầu cần dung nạp khoảng 28g chất xơ/ ngày qua các nhóm thực phẩm như: Trái cây (Táo, chuối, bơ, bông cải xanh), các loại hạt, các loại đậu…
  • Ăn nhiều bữa: Thay vì ăn nhiều một lúc, hãy chia nhỏ khẩu phần và ăn thường xuyên hơn để giảm áp lực lên dạ dày. Ăn chậm rãi và nhai thật kỹ thức ăn cũng giúp dễ tiêu hóa hơn.
  • Tránh các thực phẩm kích thích: Hạn chế các thực phẩm có gas, chất kích thích như cà phê, rượu, đồ uống có gas, thực phẩm cay nóng, thực phẩm chua và các loại thực phẩm có nồng độ đường cao…
  • Uống nước đầy đủ: Đảm bảo bạn uống đủ nước trong ngày để giúp dịch vị hoạt động tốt hơn và giảm thiểu cảm giác ợ chua.
  • Không để bụng quá đói: Ngay cả khi ốm nghén, bà bầu cũng không nên để dạ dày trống rỗng. Bởi khi dạ dày trống rỗng nó sẽ tiết dịch vị như bình thường khiến dạ dày bị co bóp trong khi không có thức ăn. Điều này càng khiến tình trạng bệnh đau dạ dày tăng thêm.

Trong quá trình mang thai ngoài chế độ ăn hàng ngày, uống viên sắt là việc làm được WHO khuyến cáo. Song đối với các bà bầu bị dạ dày nên tham khảo uống sắt có gây đau dạ dày không để đảm bảo an toàn, hiệu quả, tối ưu khi bổ sung, không ảnh hưởng tới sức khỏe thai kỳ.

Viên uống sắt và axit folic cho bà bầu

Viên uống sắt và axit folic cho bà bầu – hỗ trợ cải thiện thiếu máu do thiếu sắt

Bà bầu nên uống sắt dạng nước hay sắt viên? Mỗi loại sắt đều có ưu và nhược điểm khác nhau. Sắt nước dễ có mùi tanh, gây buồn nôn nên nhiều mẹ bầu, nhất là mẹ bầu ốm nghén, bị đau dạ dày thường tránh sử dụng và chọn sắt viên. Mẹ có thể căn cứ vào nhu cầu, sở thích của bản thân để có lựa chọn phù hợp nhất nhé!

Thay đổi lối sống

  • Kiểm soát căng thẳng: Nếu mẹ bầu bị đau dạ dày do căng thẳng, hãy cố gắng kiểm soát căng thẳng của mình.Thực hiện các biện pháp giảm căng thẳng như yoga, thở sâu, hoặc học các kỹ năng giảm căng thẳng khác.
  • Tập thể dục nhẹ nhàng: Khi mẹ vận động với cường độ nhẹ nhàng sẽ giúp nhu động ruột hoạt động đều đặn, quá trình tiêu hóa thức ăn sẽ diễn ra tốt hơn, từ đó hỗ trợ cải thiện tình trạng đau dạ dày ở bà bầu.
  • Điều chỉnh vị trí nằm: Để tránh tình trạng mẹ bầu bị đau dạ dày vào ban đêm, mẹ nên giữ tư thể nằm ngủ nghiêng về bên trái và kê cao đầu. Điều này có thể giúp axit trong dạ dày không bị trào ngược lên thực quản gây ra các cơn đau tức khó chịu. Ngoài ra, mẹ nằm nghiêng còn giảm nguy cơ tụt huyết áp và tắc nghữn tuần hoàn máu, tránh làm ảnh hưởng đến thai nhi.
  • Nghỉ ngơi sau khi ăn: Mẹ bầu nên tránh vận động mạnh ngay sau khi ăn để không làm tăng áp lực lên dạ dày.

Theo dõi và liên hệ với bác sĩ thường xuyên

Mẹ bầu bị đau dạ dày cần theo dõi các triệu chứng và thay đổi cảm nhận của mình để bác sĩ có thể điều chỉnh liệu trình điều trị phù hợp.

Bà bầu bị đau dạ dày có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là vấn đề tiêu hóa, dinh dưỡng. Do đó, mẹ hãy có chế độ ăn và lối sống khoa học để phòng ngừa và hạn chế tình trạng này nhé. Chúc mẹ có thai kỳ trọn vẹn, khỏe mạnh, bé phát triển toàn diện!

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 295.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 295.000đ/Hộp
  • Gold-Vit mama: 450.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36