Trang chủ » 5 tác hại khi thừa sắt ở trẻ em

5 tác hại khi thừa sắt ở trẻ em

(27/09/2024)

Tình trạng thừa sắt ở trẻ em rất nguy hiểm, nếu cơ thể bị thừa sắt trong thời gian dài rất có thể sẽ ảnh hưởng tới hệ tim mạch, hệ thần kinh và hệ thống xương khớp của bé. B

Rate this post

Nhu cầu về sắt đối với trẻ nhỏ

5 tác hại khi thừa sắt ở trẻ em

Nhu cầu về sắt ở trẻ nhỏ sẽ khác nhau tùy theo độ tuổi của bé

Sắt là vi chất rất cần thiết đặc biệt với trẻ nhỏ, bởi sắt giữ vai trò quan trọng trong việc kích thích sự phát triển của hồng cầu, đáp ứng nhu cầu phát triển của bé. Cơ thể không hấp thu đủ sắt sẽ làm chậm quá trình sản sinh máu, khiến cho trẻ bị chán ăn. Dù vậy, tình trạng dư thừa sắt ở trẻ em cũng gây ra nhiều tác hại với sức khỏe của bé. Bố mẹ cần biết được nhu cầu sắt của trẻ mỗi ngày để bổ sung cho phù hợp.

Nhu cầu sắt của trẻ nhỏ theo độ tuổi như sau:

  • Đối với trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn hay bú sữa mẹ 1 phần: Khi trẻ được 4 tháng tuổi tới thời điểm bé có thể ăn dặm, mỗi ngày bé cần được cung cấp 1 mg sắt/kg trọng lượng cơ thể.
  • Đối với trẻ bú sữa công thức: Thành phần của sữa công thức có chứa nhiều khoáng chất cần thiết, trong đó có cả sắt. Nếu bé bú sữa công thức hoàn toàn thì mẹ không cần bổ sung sắt cho trẻ.
  • Đối với trẻ từ 7 – 12 tháng tuổi: Trẻ cần được cung cấp 11mg sắt/ngày.
  • Đối với trẻ trên 12 tháng tuổi: Trẻ cần được cung cấp từ 7-10mg sắt/ngày.
  • Đối với trẻ sinh non: Trẻ cần được cung cấp khoảng 2mg sắt/trọng lượng cơ thể và không bổ sung cho trẻ quá 15mg sắt/ngày có thể khiến trẻ sơ sinh dư sắt.

Giai đoạn cuối thai kỳ là thời điểm tích trữ sắt cực kỳ quan trọng với trẻ trong những tháng đầu đời. Do đó, WHO khuyến cáo mẹ bầu nên chú ý bổ sung sắt qua cả chế độ ăn và viên sắt cho bà bầu chuyên biệt để phòng ngừa thiếu máu thiếu sắt, giúp thai nhi phát triển toàn diện với một cơ thể khỏe mạnh.

5 tác hại khi thừa sắt ở trẻ em

Viên sắt Chela-Ferr Forte – hỗ trợ cải thiện thiếu máu do thiếu sắt

Tiết lộ 5 tác hại khi thừa sắt ở trẻ em

Thừa sắt ở trẻ em là tình trạng không hiếm gặp, xảy ra khi lượng sắt trong cơ thể tăng cao trong thời gian dài và tích tụ lại gây thừa sắt. Lúc này, trẻ có thể gặp phải các tình trạng sau:

  • Lượng đường huyết tăng: Cơ thể chứa quá nhiều sắt có thể làm cho quá trình tổng hợp insulin gặp khó khăn. Khi đường huyết tăng, trẻ có nguy cơ cao bị bệnh tiểu đường.
  • Suy tim: Quá trình tuần hoàn máu sẽ bị cản trở nếu cơ thể dư thừa sắt, gây ra chứng rối loạn nhịp tim, thậm chí bị suy tim.
  • Rối loạn thần kinh: Dư thừa sắt khiến trẻ mệt mỏi về tâm trí, khiến cho bé có nguy cơ mắc các bệnh lý thần kinh như ADHS, Parkinson, Alzheimer hoặc bắt đầu xuất hiện những hành vi bạo lực và có xu hướng chống đối xã hội.
  • Suy gan, ung thư gan: Thừa sắt khiến cơ thể tạo áp lực lên gan, tăng cường quá trình bị oxy hóa mô gan, gây tổn thương nội tạng. Đây là nguyên nhân chính làm cho bé có nguy cơ bị suy gan, ung thư gan.
  • Mắc các bệnh truyền nhiễm mãn tính: Sắt giúp vận chuyển oxy trong cơ thể, do đó, thừa sắt ở trẻ em sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập, sinh sôi, làm cho bé bị mắc các bệnh lý truyền nhiễm mãn tính.

Một số các dấu hiệu bị thừa sắt trẻ có thể gặp phải như bị nôn ói, tiêu chảy, táo bón, đi phân sẫm màu, căng bụng… Những dấu hiệu này cũng rất dễ nhầm lẫn với những vấn đề sức khỏe khác. Do đó, nếu thấy bé có các dấu hiệu này, bố mẹ cần đưa con tới bệnh viện để được chẩn đoán chính xác nhất.

5 tác hại khi thừa sắt ở trẻ em

Dư thừa sắt khiến trẻ gặp nhiều vấn đề về sức khỏe, thậm chí là tử vong

Biện pháp phòng ngừa thừa sắt ở trẻ thế nào?

Để phòng ngừa tình trạng dư thừa sắt, bố mẹ cần tìm hiểu các biện pháp phòng ngừa như sau đây:

  • Chỉ bổ sung sắt khi trẻ thiếu sắt: Thông thường những trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi sinh đủ ngày đủ tháng khỏe mạnh không cần phải bổ sung sắt. Để biết bé có bị thiếu sắt không, bố mẹ cần đưa con tới bệnh viện xét nghiệm, tránh tình trạng tự ý bổ sung sẽ gây quá liều.
  • Bổ sung sắt đúng liều lượng: Tùy vào độ tuổi của bé, cơ địa và nhu cầu sắt mà lượng sắt cần bổ sung sẽ khác nhau. Bố mẹ có thể bổ sung sắt cho con qua các thực phẩm giàu sắt hay viên uống trong trường hợp cần thiết.
  • Tuân thủ các chỉ định của bác sĩ: Bố mẹ nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia nếu muốn tăng cường thêm sắt cho con.

Tình trạng thừa sắt ở trẻ em gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm tới sức khỏe. Tuy nhiên, không vì thế mà e ngại trong việc bổ sung sắt, nhất là với những bé có dấu hiệu thiếu máu thiếu sắt. Thay vào đó bố mẹ cần bổ sung sắt cho bé đúng cách, đủ liều lượng, lưu ý uống sắt xong có được ăn hoa quả không và uống vào thời điểm nào hấp thu tốt nhất để mang lại hiệu quả tối ưu.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 295.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 295.000đ/Hộp
  • Gold-Vit mama: 450.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36