(17/02/2025)
Tìm hiểu cách giảm nám khi mang thai giúp mẹ sớm lấy lại được làn da khoẻ đẹp, tự tin khi ra ngoài. Nám da là tình trạng phổ biến ở mẹ trong thời gian mang thai.
Nám da có thể hiểu là làn da của mẹ xuất hiện các đốm hoặc những mảng da màu nâu. Màu sắc của các vết nám có thể thay đổi tuỳ theo loại da, ngoài ra, nám cũng có nhiều loại màu như có những mảng màu nám đậm, có những mảng nám mờ. Các vết nám có thể xuất hiện ở bất kỳ giai đoạn nào trong 9 tháng mang thai, nhưng mẹ thường bị nám ở tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba. Vậy mẹ bầu bị nám có hết sau khi sinh không?
Giải đáp nám có hết sau sinh không, mẹ cần biết nám da khi mang thai là do nồng độ estrogen và progesteron của mẹ thay đổi, tác động lên tế bào da tạo các hắc số da, điển hình là melanin khiến làn da của mẹ bị sạm hơn. Hơn nữa, estrogen cũng làm tăng lượng enzyme hình thành sắc tố tyrosinase đồng thời tác động lên các thụ thể melanocortin ở da làm các tế bào da nhạy cảm hơn với ánh nắng trực tiếp từ mặt trời. Bởi vậy, mẹ ổn định nồng độ nội tiết tố sau khi sinh thì tình trạng nám da cũng có thể cải thiện. Tuy nhiên, đối với mẹ bị nám da từ trước khi mang thai thì vết nám sau sinh khó có thể tự mờ đi và cần can thiệp y tế để lấy lại làn da như ban đầu.
Nám da là tình trạng mãn tính và có thể khắc phục bằng nhiều cách trong quá trình mang thai. Hơn nữa, nám da chỉ ảnh hưởng đến lớp mỏng trên da và không ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé trong bụng nên mẹ bầu không cần quá lo lắng khi bị nám.
Vết nám của mẹ có thể cải thiện sau sinh khi nồng độ nội tiết tố ổn định
Mẹ tìm hiểu 5 cách giảm nám khi mang thai sau đây:
Mẹ sử dụng kem chống nắng dành cho bà bầu sẽ giúp bảo vệ làn da khỏi sự huỷ hoại từ tia cực tím. Từ đó, hạn chế được sự hình thành melanin- nguyên nhân làm tăng hắc sắc tố trên da. Mẹ bầu nên chọn loại kem chống nắng có hoạt phổ rộng SPF từ 30 trở lên, thoa kem chống nắng trước khi ra ngoài 15-20 phút. Bên cạnh đó, mẹ khi ra ngoài cũng cần che chắn kỹ lưỡng bằng cách sử dụng mũ rộng vành, áo chống nắng, khẩu trang,…
Nhiều mẹ trong thời gian mang thai vẫn có thói quen tẩy lông thường xuyên. Mẹ chú ý trong thuốc tẩy lông có chứa các thành phần có thể gây viêm da, kích ứng da sẽ làm tình trạng nám da trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, mẹ không tẩy lông khi mang thai sẽ góp phần cải thiện nám da.
Mẹ sử dụng các loại dưỡng da dành cho bà bầu nhằm bảo vệ làn da, giảm nám. Mẹ chú ý không lựa chọn những sản phẩm chứa các thành phần ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ và bé như: các chất tạo mùi thơm, hương liệu, hydroquinone, acid salicylic (BHA), aluminum chloride hexahydrate, benzoyl peroxide,…
Mẹ khi bị nám nên tích cực ăn những thực phẩm chứa nhiều vitamin A, canxi, vitamin C, vitamin E,… có trong các loại rau củ, các loại trái cây tươi. Mẹ cũng cần uống đủ nước mỗi ngày (2 lít nước/ngày), tránh ăn các loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, chứa nhiều gia vị cay nóng, cà phê, đồ uống chứa chất kích thích,…
Để làn da trắng sáng, đẩy lùi các vết nám mẹ nên đắp các loại mặt nạ trị nám từ thiên nhiên như mặt nạ cà chua, dưa chuột, trứng gà, khoai tây,…
Mẹ bầu có thể giảm nám bằng cách đắp mặt nạ
Bên cạnh tìm hiểu cách giảm nám khi mang thai, sau đây là một số lưu ý cho mẹ bầu khi bị nám:
Bộ ba canxi, DHA và sắt cho bà bầu – nhập khẩu Châu Âu chính hãng
Ngoài quan tâm đến làn da, mẹ cũng đừng quên duy trì chế độ ăn khoa học kết hợp bổ sung đầy đủ sắt, canxi, DHA, axit folic qua viên uống nhằm đảm bảo cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, cần tìm hiểu cách uống sắt canxi và DHA cho bà bầu để mang lại hiệu quả bổ sung tối ưu!
Bài viết trên đã giúp tìm hiểu cách giảm nám khi mang thai và lưu ý khi bị nám. Chúc mẹ bầu sớm ngày cải thiện được nám da, cung cấp đủ các vi chất và chờ ngày đón con yêu chào đời thành công!
BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?
ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ