Trang chủ » 5 cách giảm đau trĩ cho mẹ sau sinh

5 cách giảm đau trĩ cho mẹ sau sinh

(05/12/2024)

Một trong những vấn đề nhiều mẹ bỉm sữa hay gặp phải là tình trạng táo bón, trĩ sau sinh. Bài viết sau đây sẽ giúp mẹ tìm hiểu những cách giảm đau trĩ cho mẹ sau sinh hiệu quả, nhanh chóng.

Rate this post

Bệnh trĩ là gì?

5 cách giảm đau trĩ cho mẹ sau sinh

Bị trĩ là tình trạng thường gặp đối với mẹ sau sinh

Trĩ là hiện tượng sưng đau, chảy máu trong và xung quanh hậu môn. Mẹ bị trĩ sau sinh là tình trạng mắc trĩ sau sinh nở, nguyên nhân thường bắt nguồn từ sự giãn nở quá mức của tĩnh mạch và đường trực tràng gần hậu môn. Thông thường những mẹ sinh thường sẽ hay bị trĩ hơn mẹ sinh mổ.

Dựa vào vị trí của búi trĩ, bệnh trĩ của mẹ sau sinh được chia làm 2 dạng:

  • Trĩ nội: Là trường hợp búi trĩ hay tĩnh mạch ở trực tràng hay trong hậu môn bị ảnh hưởng, búi trĩ nằm bên trong.
  • Trĩ ngoại: Có biểu hiện rõ rệt hơn, tĩnh mạch ở vùng ngoài hậu môn bị ảnh hưởng, búi trĩ nhô ra bên ngoài.

5 cách giảm đau trĩ cho mẹ sau sinh tại nhà

Thực hiện những cách giảm đau trĩ cho mẹ sau sinh dưới đây sẽ giúp giảm đau, giảm sưng hiệu quả, giúp mẹ thoải mái và dễ chịu hơn khi bị bệnh:

  • Chườm lạnh

Sử dụng đá bọc trong khăn sạch và chườm búi trĩ giúp làm giảm đau, sưng viêm tại búi trĩ, đồng thời làm co các mạch máu và giúp cầm máu. Mẹ hãy ấn nhẹ búi trĩ khoảng 5 phút và chờ tới khi da ấm mới tiếp tục chườm. Thực hiện chườm lạnh 3-4 lần/ngày, sau đó lau khô bằng khăn mềm. Tuyệt đối không chườm trực tiếp đá lạnh lên búi trĩ bởi chườm đá lạnh có thể làm tổn thương các mô da.

5 cách giảm đau trĩ cho mẹ sau sinh

Chườm lạnh giúp làm giảm sưng viêm búi trĩ một cách hiệu quả

  • Nằm khi bị đau búi trĩ

Nằm nghỉ ngơi là cách đơn giản giúp mẹ giảm đau búi trĩ. Khi bị đau do trĩ, mẹ nên nằm duỗi người trên ghế dài và co chân trong khoảng 30 phút để giảm áp lực tác động tới hậu môn đang bị đau nhức. Hành động này sẽ giúp cải thiện tuần hoàn máu và giảm cơn đau khi bị trĩ.

  • Ngâm hậu môn trong nước ấm

Ngâm hậu môn trong nước ấm khoảng 15-20 phút là cách giúp giảm kích thích sưng đau, viêm ở hậu môn nhanh chóng. Mẹ sau sinh có thể pha thêm muối để kháng khuẩn và làm dịu da, sau đó thấm khô hậu môn với khăn sạch. Tránh chà xát gây tổn thương búi trĩ.

5 cách giảm đau trĩ cho mẹ sau sinh

Ngâm hậu môn với nước ấm giúp giảm đau khi bị trĩ

  • Đẩy búi trĩ vào đúng vị trí

Búi trĩ bị sa ra ngoài sau khi đi đại tiện khá phổ biến với những sản phụ bị trĩ cấp độ 3, và tình trạng này dễ làm cho búi trĩ bị tổn thương. Mẹ sau sinh bị trĩ có thể dùng găng tay dùng một lần, bôi gel trơn hay dùng khăn sạch, mềm để đẩy búi trĩ bị sa về trở lại trong hậu môn.

  • Hạn chế rặn khi đại tiện

Một trong những cách giảm đau trĩ cho mẹ sau sinh là hạn chế rặn khi đi đại tiện bởi rặn sẽ làm bệnh nặng hơn. Đặc biệt không nên nhịn đại tiện vì sợ đau, nhịn đi đại tiện sẽ làm cho phân cứng và làm cho tình trạng bệnh thêm nặng. Khi đi vệ sinh, tư thế tốt nhất là ngồi xổm hay dùng ghế kê chân cho chân cao hơn để đi đại tiện dễ dàng.

5 cách giảm đau trĩ cho mẹ sau sinh

Tránh rặn mạnh khi đi đại tiện để không làm bệnh trĩ nặng thêm

Cách phòng ngừa bệnh trĩ cho mẹ sau sinh

Để phòng ngừa bệnh trĩ sau sinh, mẹ bỉm nên lưu ý một số vấn để sau:

  • Trong sinh hoạt: Dành nhiều thời gian nằm nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh, đứng hoặc ngồi quá lâu một chỗ sẽ tạo áp lực lên vùng chậu. Mẹ bỉm có thể tập những bài yoga nhẹ nhàng, đi bộ, vận động nhẹ để tăng cường lưu thông máu.
  • Vệ sinh cá nhân: Chú ý vệ sinh sạch sẽ vùng kín để không bị nhiễm trùng, hạn chế việc nhịn đi đại tiện để không tạo áp lực lớn lên khu vực hậu môn.
  • Chế độ dinh dưỡng. Mẹ có thể tìm hiểu bị trĩ sau sinh nên ăn gì để cải thiện tình trạng bệnh nếu mắc ở mức độ nhẹ. Ăn uống hợp lý sẽ giảm thiểu các triệu chứng bị trĩ, bổ sung rau củ quả tăng cường chất xo, uống nhiều nước để hỗ trợ tiêu hóa, giảm áp lực lên trực tràng, tránh dùng các thực phẩm khó tiêu như rượu, bia, cà phê..

Với những thông tin trên, hy vọng mẹ đã biết những cách giảm đau trĩ cho mẹ sau sinh đơn giản và hiệu quả để xoa dịu cơn đau, sưng viêm do trĩ gây ra. Mẹ bỉm hãy tới khám bác sĩ để sớm tìm ra cách điều trị bệnh phù hợp, tránh để cơn đau kéo dài gây bất tiện cho sinh hoạt và làm tăng nguy cơ bị các biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe.

Viên sắt cho mẹ sau sinh

Viên sắt cho mẹ sau sinh – hỗ trợ cải thiện thiếu máu do thiếu sắt

Để có một sức khỏe tốt, mẹ bỉm đừng quên duy trì một chế độ dinh dưỡng đủ chất kết hợp với việc sử dụng các viên uống cung cấp vi chất quan trọng cơ thể cần như canxi, sắt cho mẹ sau sinh. Bổ sung vi chất đúng cách giúp mẹ đảm bảo cung cấp đủ vi chất theo nhu cầu của cơ thể cũng như giúp phòng ngừa tình trạng thiếu máu thiếu sắt, thiếu canxi và nhiều vấn đề sức khỏe do thiếu sắt, canxi gây ra!

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 295.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 295.000đ/Hộp
  • Gold-Vit mama: 450.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36