Trang chủ » 4 lưu ý khi chế biến thực phẩm chứa nhiều sắt

4 lưu ý khi chế biến thực phẩm chứa nhiều sắt

(08/03/2025)

Sắt là vi chất quan trọng không thể thiếu đối với cơ thể con người và cần được bổ sung từ nguồn bên ngoài như các loại thực phẩm chứa nhiều sắt. Tuy nhiên bạn cần lưu ý trong quá trình chế biến những thực phẩm này để không làm đi chất dinh dưỡng cũng như hỗ trợ cơ thể hấp thu tốt các vi chất.

Rate this post

Gợi ý các loại thực phẩm giàu sắt bổ dưỡng

Việc bổ sung thực phẩm giàu sắt trong chế độ dinh dưỡng sẽ giúp cải thiện tình trạng thiếu sắt hiệu quả, đặc biệt cần thiết với những đối tượng bị thiếu máu do thiếu sắt, người có nhu cầu sắt cao như bà bầu, mẹ sau sinh cho con bú.. Dưới đây là những thực phẩm có hàm lượng sắt cao bạn không nên bỏ qua trong chế độ ăn hàng ngày:

  • Thịt nạc đỏ: Thực phẩm đứng đầu danh sách món ăn giàu sắt và giúp bổ sung nhiều loại vitamin, khoáng chất quan trọng khác như protein, vitamin B12, canxi, kẽm, Omega-3, choline.. giúp nâng cao hệ miễn dịch, bổ máu và tăng cường sức mạnh cơ bắp.
  • Gan động vật: Gan của các loại động vật như bò, heo, gà rất giàu chất sắt. Trong đó gan bò có hàm lượng sắt cao nhất, cung cấp khoảng 6.1mg sắt trong 100gr.
  • Thịt cá: Bổ sung các loại cá có dầu như cá hồi, cá thu, cá ngừ không chỉ tăng cường vitamin và acid béo tốt như Omega-3 mà còn bổ sung sắt. Trong đó, cá ngừ có hàm lượng sắt cao với khoảng 1.4mg sắt trong 85gr cá ngừ, cung cấp khoảng 8% nhu cầu sắt của cơ thể mỗi ngày.
  • Các loại đậu: Ngoài thực phẩm có nguồn gốc động vật, bạn có thể bổ sung thực phẩm từ thực vật như đậu xanh, đậu nành, đậu phụ bởi các thực phẩm này giàu sắt, magie, canxi, selen và cung cấp hàm lượng acid amin rất lớn cho cơ thể, đồng thời giúp giảm nguy cơ bị các bệnh lý tim mạch.

4 lưu ý khi chế biến thực phẩm chứa nhiều sắt

Thịt đỏ là nguồn cung cấp sắt dồi dào cho cơ thể

4 lưu ý khi chế biến thực phẩm chứa nhiều sắt

Có nhiều cách chế biến thực phẩm giàu sắt, tuy nhiên với mỗi loại thực phẩm khác nhau thì cách nấu cũng cần lưu ý một số điều sau đây:

Cách chế biến thịt đỏ

Khi chế biến thịt đỏ bạn cần chú ý đến độ chín và đảm bảo rằng thịt được chế biến đúng cách để mang lại món ăn ngon miệng mà vẫn đảm bảo đủ chất.

  • Luộc: Luộc thịt đỏ giúp giữ nguyên được hương vị và dinh dưỡng của thịt mà không cần mất công chế biến.
  • Xào: Xào thịt đỏ với rau củ giúp tăng cường hương vị món ăn và bổ sung dinh dưỡng hiệu quả. Các loại rau củ có thể thêm vào món xào như cà rốt, cải xanh hoặc rau cải.
  • Hầm: Hầm thịt đỏ với các loại rau củ như cà rốt, khoai tây, hành tây cùng các loại gia vị như tỏi, hạt tiêu.. mang lại món ăn bổ dưỡng và ngon miệng.
  • Nấu súp: Súp thịt đỏ là món ăn mềm, dinh dưỡng, cung cấp đủ nước và các vi chất tốt cho cơ thể, lại dễ tiêu hóa.

4 lưu ý khi chế biến thực phẩm chứa nhiều sắt

Nướng thịt đỏ là cách đơn giản để giữ lại các chất dinh dưỡng có trong thịt

Cách chế biến hải sản như ngao sò, cá và tôm

Ngoài những cách chế biến hải sản tương tự như trên, bạn có thể thay đổi cách nấu để tăng cảm giác ngon miệng mà vẫn bổ sung đủ dinh dưỡng như:

  • Hấp: Hải sản hấp giữ được sự tươi ngon trong món ăn và lưu lại toàn bộ dinh dưỡng, độ ngọt của thực phẩm. Kết hợp với nước chấm sẽ cung cấp món ăn ngon miệng, kích thích vị giác.
  • Chiên rán: Chiên rán các thực phẩm chứa nhiều sắt đặc biệt là hải sản có thể sử dụng bột chiên giòn, bột mì để tạo ra món ăn đổi bữa cho gia đình. Tuy nhiên, đồ chiên rán chỉ nên ăn lượng vừa phải, không nên ăn nhiều và thường xuyên.

4 lưu ý khi chế biến thực phẩm chứa nhiều sắt

Hải sản hấp giữ được hương vị tươi ngon của món ăn

Cách chế biến các loại đậu giàu sắt

Các loại đậu có thể được chế biến với những cách sau đây tùy thuộc vào từng loại đậu:

  • Đậu nành: Có thể dùng làm đậu phụ hoặc nấu các món xào, hầm..
  • Đậu phụ: Đậu phụ giàu protein và hay được dùng thay thế cho thịt trong các món ăn chay. Đậu phụ cũng được dùng làm món canh, xào, chiên hay nhân bánh.
  • Đậu xanh: Là loại đậu giàu chất xơ, dồi dào canxi và được dùng trong món salad, nấu canh, xào hay làm b ánh.
  • Đậu đen: Giàu chất xơ và đạm, có thể làm salad, nấu canh, chè, làm món xào hay làm bánh.

4 lưu ý khi chế biến thực phẩm chứa nhiều sắt

Bánh đậu nành giàu dinh dưỡng và dễ làm

Cách chế biến ngũ cốc

Với các loại ngũ cốc, cách chế biến cũng có thể đa dạng như sau:

  • Nấu cháo: Chế biến ngũ cốc với cách nấu cháo rất phổ biến. Bạn có thể kết hợp ngũ cốc với các loại rau củ, thịt hay đậu để tăng thêm hương vị cũng như tăng giá trị dinh dưỡng.
  • Làm bánh: Bánh ngũ cốc giúp bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, với các loại ngũ cốc thích hợp làm bánh như yến mạch, lúa mì hay kê.

Bổ sung các loại thực phẩm giàu sắt như trên sẽ đảm bảo cung cấp lượng sắt tự nhiên hiệu quả cho cơ thể, tuy nhiên với những đối tượng bị thiếu máu thiếu sắt hoặc người có nhu cầu sắt cao như bà bầu, mẹ sau sinh đang cho con bú thì cần bổ sung thêm viên uống sắt. Dùng viên uống sắt với hàm lượng tiêu chuẩn là cách trực tiếp tăng cường sắt và đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể. Bạn nên tìm mua sản phẩm sắt uy tín, chính hãng và chọn viên sắt không gây táo bón để đảm bảo an toàn, hạn chế các tác dụng phụ khi sử dụng.

4 lưu ý khi chế biến thực phẩm chứa nhiều sắt

Viên sắt Chela-Ferr Forte, hỗ trợ bổ sung và dễ hấp thu sắt, hỗ trợ cải thiện thiếu máu do thiếu sắt

Trên đây là một số thực phẩm chứa nhiều sắt và cách chế biến bạn có thể tham khảo để thêm vào khẩu phần ăn của mình. Nếu đang sử dụng thêm viên uống sắt, bạn cũng cần lưu ý sau khi uống sắt không nên ăn gì để tránh gây cản trở sự hấp thu vi chất trong cơ thể.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 295.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 295.000đ/Hộp
  • Gold-Vit mama: 450.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36