(25/04/2017)
Vì thế, chế độ ăn lành mạnh, khoa học là nền tảng giúp mẹ có một thai kỳ an toàn, mẹ tròn con vuông. Mẹ hãy luôn nhớ tránh những thực phẩm sau nhé, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ.
9 tháng mang thai là thời điểm cực kỳ nhạy cảm với mẹ bầu. Tất cả những việc làm của mẹ từ ăn uống, ngủ nghỉ đều có ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi.
Là loại rau được các bà mẹ sau sinh tin dùng để đẩy sạch dịch bẩn ở trong người sau quá trình sinh đẻ. Tuy nhiên, đối với bà bầu thì rau ngót thực sự là khắc tinh vì khả năng dọa sảy rất cao.
Không nên ăn rau ngót khi có bầu
Do đó, trong quá trình mang thai, bà bầu nhất là những người có tiền sử sảy thai phải tuyệt đối kiêng ăn rau ngót.
Ngải cứu được dùng nhiều để giúp đau bụng kinh nhưng đối với phụ nữ mang thai trong ba tháng đầu, ăn ngải cứu sẽ tăng nguy cơ chảy máu, co thắt tử cung, dễ dẫn đến sảy thai hoặc sinh non. Bà mẹ mang thai vì thế mà nên kiêng ăn loại rau này, ít nhất là qua ba tháng đầu.
Phụ nữ mang thai khi ăn vải và nhãn nhiều sẽ dễ có triệu chứng nóng trong, dễ đau bụng, táo bón, động thai, thậm chí tổn thương thai khí. Hai loại quả này cũng chứa lượng đường quá nhiều nên nếu mẹ bầu ăn thường xuyên sẽ dễ có nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ, dọa sinh non.
Đào có vị ngọt ngon nhưng lại là loại quả dễ gây xuất huyết ở bà bầu và dễ gây mệt mỏi với những người ăn nhiều. Do đó, bà bầu nên hạn chế ăn đào.
Mẹ bầu nếu uống trực tiếp nước lô hội vào cơ thể có thể gây chảy máu bất thường và dọa sảy thai. Vì thế, dù lô hội được coi là khá an toàn khi bôi ngoài da nhưng với riêng mẹ bầu thì nên tránh loại nước này.
Đu đủ xanh đứng đầu trong những loại hoa quả có khả năng gây sảy thai, sinh non do nhựa của đu đủ sản xuất ra nhiệt dư thừa trong cơ thể. Mẹ bầu cần tuyệt đối không ăn loại hoa quả này cho đến khi mẹ tròn con vuông.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống cà phê khi mang thai gây nguy cơ cao sảy thai, trẻ nhẹ cân và dễ bị thai lưu, đặc biệt với những mẹ đã có tiền sử sảy thai.
Nước dừa được khuyên không nên dùng cho bà bầu trong 3 tháng đầu để tránh những tác động tiêu cực đến việc ổn định của bào thai. Đối với các tháng cuối của thai kỳ, mẹ bầu có thể uống nước dừa mà không phải lăn tăn nhiều nhé.
Trà hoa cúc rất tốt với người bình thường nhưng với mẹ bầu nếu uống quá nhiều trà hoa cúc sẽ gây ra các vấn đề như sinh non, nhẹ cân ở thai nhi hoặc làm chậm phát triển về thể chất.
Dứa gai tưởng rất mát nhưng lại là thực phẩm có hại cho bà bầu trong những tháng đầu của thai kỳ do tính hàn nên dễ gây sảy thai.
Có những thảo dược tưởng như lành tính nhưng với mẹ bầu thì nên tránh hoàn toàn như nhân sâm, rễ cam thảo, cỏ thi vì chúng có thể ảnh hưởng đến các hormone trong thai kỳ và gây ra những tác động tiêu cực, khiến mẹ bầu bị chảy máu.
Thịt và hải sản xông khói là đại kỵ với mẹ bầu vì trong quá trình chế biến nó có thể chứa vi khuẩn Listeria gây ra nhiều bệnh nguy hiểm cho thai nhi và mẹ bầu.
Nhiều người có thói quen ăn thịt tái, sống. Tuy nhiên, những loại này có thể chưa vi khuẩn E.Coli gây nhiễm khuẩn đường ruột, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của mẹ và khiến bé nhẹ cân, chậm phát triển ngay trong bụng mẹ và ngay cả khi ra đời.
Gan chứa lượng Vitamin A rất cao nên bà bầu không nên sử dụng quá nhiều vì có thể gián tiếp gây dị tật bẩm sinh cho em bé.
Một số loại cá biển có hàm lượng thủy ngân cao như cá thu, cá kiếm, cá ngói, cá mập có thể tác động tiêu cực đến mẹ bầu và gây dị tật thai nhi. Vì thế, mẹ bầu cần hạn chế những loại cá này trong thai kỳ.
– Mẹ cần giữ cho tâm lý thật thoải mái nhẹ nhàng, tránh căng thẳng, suy nghĩ và stress quá nhiều.
– Ăn uống đầy đủ, nhất là những chất đạm như thịt, cá, trứng, sữa, hoa quả tươi, rau sạch trong suốt quá trình mang thai. Nghỉ ngời đầy đủ, hợp lý và không thức khuya.
– Tránh lao động nặng, mang vác, leo trèo hoặc ngồi xổm.
– Tránh giao hợp nhiều trong những tháng đầu và cuối thai kỳ. Trường hợp dọa sảy, cần tuyệt đối kiêng quan hệ cho đến khi tình trạng thai nghén được bình thường.
– Không hút thuốc lá và uống các đồ uống không tốt cho sự phát triển của thai như: bia, rượu, cafe…
– Khám thai định kì là giải pháp hữu hiệu nhất để theo dõi sức khoẻ của mẹ và bé.
Một thai kỳ khỏe mạnh sẽ giúp mẹ có 9 tháng mang thai cực kỳ nhẹ nhàng và như ý. Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường như đau bụng, ra máu, ra nhiều dịch mẹ cần đến thăm khám bác sĩ ngay để có được những chỉ định kịp thời.
Tổng hợp: Huyền Trang
Đừng bỏ lỡ bài viết bạn quan tâm
BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?
ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ