Trang chủ » 11 cách làm giảm tê nhức tay ở bà bầu

11 cách làm giảm tê nhức tay ở bà bầu

(07/05/2022)

Khi mang thai, nhiều mẹ bầu gặp phải tình trạng tê nhức tay chân, nhất là vào những tháng cuối thai kỳ. Tình trạng này khiến mẹ khó chịu và ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày nên cần tìm cách cải thiện sớm để giúp mẹ dễ chịu, thoải mái hơn. Cùng tham khảo 11 cách làm giảm tê nhức tay ở bà bầu được nêu ra trong bài viết này.

4.5 (90%) 2 votes

Nếu đang gặp phải tình trạng tê nhức tay, mẹ có thể áp dụng những cách làm dưới đây:

Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng có vai trò đặc biệt quan trọng đối với thai kỳ vì nó không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn chi phối sự phát triển của thai nhi. Tê bì chân tay có thể là do mẹ bị thiếu chất nên cần phải bổ sung kịp thời các chất dinh dưỡng.

Trong đó, mẹ cần phải tập sung bổ sung những chất như sắt, canxi cho bà bầuacid folic, magie, vitamin nhóm B, kẽm… vì chúng rất cần thiết. Những chất này có nhiều trong trứng, sữa, các loại rau có màu xanh đậm, trái cây tươi, các loại hạt, thịt, các loại đậu…

11 cách làm giảm tê nhức tay ở bà bầu

Bộ đôi viên sắt và canxi cho bà bầu – nhập khẩu châu Âu chính hãng

Việc bổ sung canxi và sắt là rất cần thiết với mẹ bầu. Tuy nhiên mẹ cũng nên biết cách uống sắt và canxi để phát huy hiệu quả. Thời điểm uống sắt tốt nhất là uống sau khi ăn sáng. Sau đó 1-2 tiếng thì mẹ uống canxi để hai chất này được hấp thu tối đa, không cản trở sự hấp thu của nhau.

Bấm huyệt là cách làm giảm tê nhức tay ở bà bầu hiệu quả

Trên cổ tay con người có một huyệt gọi là nội quan. Nếu kích thích vào đây sẽ giúp giảm tê tay. Mẹ có thể tự làm hoặc nhờ người thân giúp đỡ. Thực hiện như sau:

  • Chụm 3 ngón tay: ngón trỏ, ngón giữa, ngón áp út và đặt nằm ngang trên đầu cổ tay còn lại. 
  • Vị trí nội quan nằm ở giữa 2 gân lớn. Dùng tay ấn mạnh vào đó và giữ khoảng 10 giây.
  • Lặp đi lặp lại động tác vài lần rồi đổi bên.

Sử dụng trà thảo mộc

Một số loại trà thảo mộc như trà hoa cúc, trà hoa nhài, trà hoa hồng có tác dụng giúp mẹ bầu cảm thấy thư giãn, dễ chịu và giảm nhẹ cơn tê tay.

Vận động thường xuyên

Ngồi lâu hay đứng yên một chỗ quá lâu khiến mẹ bị tê nhức tay. Vì thế, vận động là cách cải thiện tình trạng này nhanh chóng và hiệu quả.

Thỉnh thoảng mẹ hãy đứng lên đi lại, vận động chân tay, nên tập thể dục mỗi ngày để vừa giúp trị chứng tê tay, vừa nâng cao sức khỏe và tăng cường độ dẻo dai của cơ bắp.

11 cách làm giảm tê nhức tay ở bà bầu

Bà bầu nên tập thể dục thường xuyên để tăng cường lưu thông khí huyết, giảm tê tay

Xoa bóp cổ tay

Động tác này thực hiện rất đơn giản. Mẹ chỉ cần dùng tay nắm lấy cổ tay còn lại rồi xoa theo chuyển động tròn để giúp làm giảm tắc nghẽn và tăng lưu thông máu đến tay, chân, giảm tê tay hiệu quả.

Xoa bóp

Để cải thiện tình trạng tê tay, mỗi ngày mẹ hãy xoa bóp các khớp tay, cổ tay, các ngón tay… để tăng cường lưu thông máu, giúp mẹ cảm thấy dễ chịu hơn.

Chọn tư thế ngủ thoải mái

Không chỉ ngồi hay đứng mà khi ngủ mẹ cũng nên chọn tư thế ngủ thoải mái. Thỉnh thoảng, cũng nên thay đổi tư thế khi ngủ để máu lưu thông dễ dàng đến tất cả các cơ quan. Từ đó, tình trạng tê bì cũng giảm dần và ít xuất hiện hơn.

Chườm lạnh

Nếu đang cảm thấy tê tay, mẹ có thể sử dụng đá lạnh để chườm sẽ giúp cắt đứt cơn tê, giúp mẹ cảm thấy dễ chịu hơn. Mẹ chỉ nên chườm lạnh, không nên chườm nóng vì có thể khiến tình trạng tê bì nặng nề hơn.

Ngâm nước gừng

Mẹ bầu lấy một nhánh gừng tươi đập dập, sau đó cho vào một chậu nhỏ nước nóng và thêm một ít muối hạt. Chờ nước ấm hơn thì ngâm tay, chân vào chậu nước. Mỗi ngày đều thực hiện ngâm tay vào nước gừng trước khi đi ngủ sẽ giúp cải thiện tình trạng tê tay hiệu quả, đồng thời giúp mẹ thư giãn và ngủ ngon giấc hơn.

11 cách làm giảm tê nhức tay ở bà bầu

Ngâm tay, ngâm chân bằng nước gừng ấm giúp làm giảm tê nhức

Cách làm giảm tê nhức tay ở bà bầu bằng lá lốt

Lá lốt được sử dụng trong các công thức trị xương khớp, giúp giảm đau, giảm tê tay chân, trừ phong thấp. Ngoài ra, tinh dầu và các hoạt chất trong lá lốt còn có tác dụng kháng viêm, giảm đau, giúp thư giãn xương khớp hiệu quả.

Để trị tê tay, mẹ thực hiện như sau:

  • Lấy khoảng 20 lá lốt tươi, rửa sạch rồi cho vào sắc với nước.
  • Đun sôi nước lá lốt cho đến khi nước cạn còn ½ ban đầu thì chắt nước uống khi còn ấm.
  • Nên uống nước lá lốt sau bữa tối để tăng hiệu quả, giúp tay chân được thư giãn và thực hiện liên tục 10 ngày để phát huy công dụng.

Còn một cách khác đó là ngâm tay với nước lá lốt. Mẹ cũng nấu nước lá lốt lên, cho thêm một ít muối rối đổ ra chậu, chờ nước ấm hơn thì ngâm tay vào. Cách này mẹ cũng nên thực hiện vào buổi tối trước khi đi ngủ.

Sử dụng lá ngải cứu

Ngải cứu có tính ấm, có công dụng làm tăng lưu thông máu, giúp các cơ khớp giãn nở, cải thiện tình trạng tê bì.

Mẹ chỉ cần nấu nước ngải cứu rồi cho thêm ít muối hạt, khuấy đều rồi chắt nước ra chậu để ngâm tay. Phần bã có thể đắp lên tay hay chân giúp giảm đau. Thực hiện công thức này 2 lần một ngày, liên tục trong 7 ngày sẽ thấy rõ kết quả.

Tê nhức tay chân là tình trạng rất phổ biến trong thai kì. Do đó, mẹ bầu bị tê chân tay không cần quá lo lắng. Bên cạnh việc chú ý bổ sung vi chất đúng cách trong thai kì: uống sắt và canxi vào thời điểm nào, uống bao nhiêu sắt canxi trong thai kì, … mẹ bầu có thể kết hợp với các biện pháp cải thiện tê nhức tay chân trong bài viết để có thai kì khỏe mạnh, nhẹ nhàng nhất.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn