Trang chủ » 10 dấu hiệu thai nhi bị nóng mẹ nên biết

10 dấu hiệu thai nhi bị nóng mẹ nên biết

(02/09/2022)

Mẹ thường nghe đến tình trạng thai nhi bị nóng và thắc mắc làm sao để nhận biết. Mẹ chớ bỏ qua 10 dấu hiệu thai nhi bị nóng nên biết trong bài viết dưới đây.

Rate this post

10 dấu hiệu thai nhi bị nóng mẹ nên biết

Thai nhi bị nóng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình phát triển, thậm chí còn gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Để sớm nhận biết và có giải pháp khắc phục phù hợp, giúp mẹ tìm hiểu 10 dấu hiệu thai nhi bị nóng sau đây:

  • Nổi rôm: dấu hiệu điển hình cảnh báo thai phụ bị nóng trong người là thấy xuất hiện những vết mẩn đỏ do dị ứng ở vùng lưng, ngực, bụng. Mẹ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu cũng kéo theo bé tác động tiêu cực.
  • Buồn nôn: mẹ mang thai dễ bị buồn nôn, xong, nếu mẹ thấy dấu hiệu nôn mửa thường xuyên (chưa từng gặp trước đó) thì có thể cơ thể đang báo hiệu tình trạng thiếu nước trầm trọng. Hiện tượng này kéo dài sẽ khiến mẹ và bé nóng trong người.
  • Chảy mồ hôi ở vùng đầu: nhiệt độ ở phần đầu và cổ của mẹ có thể vượt mức cho phép nếu tiếp xúc quá lâu với ánh mặt trời, khi thấy đầu và cổ ra nhiều mồ hôi mẹ cần nhanh chóng hạ nhiệt ngay lập tức.
  • Cơ thể mẹ khó giữ thăng bằng: một trong những dấu hiệu thai nhi bị nóng là mẹ gặp khó khăn khi đi hoặc đứng thẳng, nhất là ở giai đoạn đầu của thai kỳ.
  • Da ửng đỏ: trường hợp nhiệt độ của mẹ vượt quá ngưỡng bình thường thì sẽ thấy da đỏ rực.
  • Mẹ buồn ngủ nhiều hơn bình thường: mẹ bầu ngủ đủ 7 tiếng mà vẫn cảm thấy uể oải, không muốn dậy thì cần nhanh chóng kiểm tra thân nhiệt xem có gì bất thường hay không.
  • Tim đập nhanh bất ngờ: nhịp tim của mẹ vượt quá mức bình thường ngay cả khi không hoạt động thể chất nhiều là một trong những dấu hiệu thai nhi bị nóng.
  • Khó thở: mẹ cảm thấy hơi ngột ngạt thì không đáng lo, xong, nếu mẹ hít thở khó khăn thì cần phải quan tâm.
  • Khát nước thường xuyên: mẹ cần cung cấp đủ nước để bé trong bụng cảm thấy mát mẻ, bởi vậy mẹ thấy dấu hiệu khô miệng, khát nước, nẻ môi,…thì có thể bị nóng do thiếu nước.
  • Chóng mặt: dấu hiệu thai nhi bị nóng sẽ bao gồm chóng mặt, đổ nhiều mồ hôi, cảm thấy bồn chồn,…

10 dấu hiệu thai nhi bị nóng mẹ nên biết

Thai nhi bị nóng cơ thể mẹ có thể xuất hiện dấu hiệu nổi rôm, buồn nôn, da ửng đỏ, chảy nhiều mồ hôi,…

Mẹ nên làm thế nào khi thai nhi bị nóng?

Bên cạnh tìm hiểu 10 dấu hiệu thai nhi bị nóng, mẹ cần nhớ một số lưu ý để phòng ngừa và cải thiện tình trạng này:

Lưu ý chế độ ăn uống hàng ngày khi thai nhi bị nóng

10 dấu hiệu thai nhi bị nóng mẹ nên biết

Bộ đôi sắt và canxi cho mẹ bầu, mẹ sau sinh- nhập khẩu Châu Âu chính hãng

Nóng trong người có thể do yếu tố nội tiết bên trong lẫn tác động bên ngoài, bởi vậy, trước hết mẹ nên cải thiện chế độ ăn hàng ngày, cụ thể:

  • Uống nhiều nước: thời gian mang thai mẹ cần cung cấp đủ nước (2,5-3 lít nước/ngày) và nước là nguồn nguyên liệu thanh mát, thanh lọc cơ thể tốt nhất.
  • Ăn nhiều rau củ quả: rau xanh, trái cây bổ sung nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ giúp làm mát cơ thể và mỗi ngày mẹ nên cung cấp ít nhất 200g trái cây, 300g rau xanh. Mẹ có thể uống nước ép các loại trái cây như bưởi, cam, thanh long, kiwi,..vào bữa phụ và cần tránh những trái cây nóng như nhãn, chuối, mít,…
  • Tránh ăn thực phẩm nhiều chất béo, đồ ngọt: khoai tây chiên, bánh kẹo, nước ngọt, chè,…hoặc đồ ăn nhiều tinh bột (gạo nếp) có thể khiến cơ thể nóng trong, mụn nhọt.
  • Tích cực ăn thực phẩm an thần, làm mát: củ sen, hạt sen,…tốt cho hệ thần kinh, giúp làm dịu dây thần kinh, thanh lọc cơ thể và đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ,…nguyên vỏ cũng có tác dụng giải nhiệt rất tốt.

Ngoài ra, mẹ cũng nên sử dụng thêm viên uống sắt và canxi nhằm cung cấp đủ vi chất thiết yếu cơ thể cần ở hàm lượng cao tốt cho sức khỏe và tạo điều kiện cho em bé phát triển toàn diện.

Một số loại đồ uống thanh lọc cơ thể khi thai nhi bị nóng

Bên cạnh đó, gợi ý một số loại đồ uống giúp thanh lọc cơ thể cho mẹ như:

  • Nước chanh mật ong: uống vào mỗi buổi sáng vừa thanh lọc cơ thể, giảm nóng trong vừa giúp làm đẹp da.
  • Nước lô hội: lá nha đam cắt vỏ rồi lấy ruột để ép, thêm ít mật ong có thể giúp giải nhiệt, xong, mẹ nên lưu ý khi sử dụng nước lô hội bởi có thể gây dị ứng.
  • Nước bí đao: bí đao là nguồn thanh nhiệt, giải độc tốt và mẹ có thể phơi khô hoặc pha nước uống như trà hàng ngày. 

Chế độ sinh hoạt tốt cho sức khỏe mẹ bầu nên biết

10 dấu hiệu thai nhi bị nóng mẹ nên biết

Mẹ bầu nên tập thể dục nhẹ nhàng hay tập các bài yoga có tư thế phù hợp tốt cho sức khỏe

Hướng dẫn chăm sóc bà bầu, mẹ cũng nên giữ thói quen sinh hoạt tốt có thể liệt kê như:

  • Ngủ nghỉ khoa học, cố gắng ngủ đủ giấc (7-10 tiếng/ngày) và mẹ nên để nhiệt độ phòng thích hợp để tránh cơ thể cảm thấy khó chịu.
  • Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, stress vì tâm lý không thoải mái sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé.
  • Tập thể dục nhẹ nhàng hay tập các bài yoga phù hợp sẽ nâng cao sức khỏe của mẹ và bé.

Bài viết trên đã giúp mẹ tìm hiểu 10 dấu hiệu thai nhi bị nóng và hướng dẫn điều mẹ nên làm khi gặp phải tình trạng này. Chúc mẹ luôn giữ được sức khỏe tốt và chờ ngày đón con yêu chào đời thành công!

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn