Trang chủ » Tiền sản giật, sản giật và những biến chứng nguy hiểm tới cả mẹ lẫn con

Tiền sản giật, sản giật và những biến chứng nguy hiểm tới cả mẹ lẫn con

(24/11/2018)

Tiền sản giật và sản giật nằm trong danh sách các tai biến sản khoa nguy hiểm. Mẹ bầu khi mắc bệnh này sẽ phải đối mặt với nguy cơ tử vong là rất cao, cùng với nhiều biến chứng nguy hiểm tới sức khoẻ cho cả mẹ và thai nhi.

5 (100%) 5 votes

Tiền sản giật và sản giật là gì?

Tiền sản giật là hội chứng nguy hiểm bao gồm: cao huyết áp và protein niệu. Thường xuất hiện từ tuần thứ 20 của thai kỳ trở đi, ở những mẹ bầu có huyết áp trước đó bình thường và cơ thể có thể bị phù hoặc không.

bia tien san giat

Ở nhiều trường hợp bị tiền sản giật trước tuần 20 và thường xảy ra ở những người mắc bệnh lupus, thai trứng. Đôi lúc còn kèm theo một số triệu chứng khác như: nhức đầu, hoa mắt, ù tai, rối loạn ý thức…

Sản giật được hiểu là sự xuất hiện những cơn co giật ở những mẹ bầu bị tiền sản giật,  có thể xuất hiện ở trước, trong hay sau khi chuyển dạ.

Biến chứng nguy hiểm của tiền sản giật và sản giật

Đối với mẹ bầu

Khi huyết áp trên 110mmHg, Protein niệu trên 3g/l, thiểu niệu dưới 100ml/4 giờ, kèm với các triệu chứng: đau đầu, mờ mắt, phù phổi cấp, suy tim,.. có nghĩa mẹ bầu bị tiền sản giật nặng.

nguy-hai-den-tinh-mang-ca-me-va-con-vi-thieu-hieu-biet-ve-tien-san-giat-1

Sản giật là biến chứng nguy hiểm của bệnh tiền sản giật, khiến mẹ bầu lên cơn co giật, ngạt thở, cơ thể tím tái. Có thể gây ra tử vong do suy gan, suy thận, cắn vào lưỡi,…

Cả tiền sản giật và sản giật đều có những ảnh hưởng không hề nhỏ đến các cơ quan của người mẹ như: não, mắt, tim, gan, phổi, thận… Là nguyên nhân gây ra cơn phù phổi, đau tức vùng thượng vị nghiêm trọng hơn là vỡ gan, xuất huyết và làm ảnh hưởng quá trình tạo máu dẫn đến  tình trạng rối loạn đông máu.

Đặc biệt, nguy hiểm hơn cả chính là lên cơn sản giật, điều này khiến cho mẹ bầu rơi vào trạng thái hôn mê. Một số biến chứng của Hội chứng HELLP: tán huyết, tăng men gan, giảm tiểu cầu, nhau bong non, suy thận cấp, xuất huyết não,…

Những mẹ bầu mắc tiền sản giật mà không có sản giật thì vẫn có ảnh hưởng xấu đến hệ tim mạch. Chứng sản giật vẫn có thể xảy ra sau sinh và nguy hiểm cho chính mẹ.

Đối với thai nhi

Đối với những trường hợp mắc tiền sản giật nhẹ sẽ không gây ảnh hưởng gì cho mẹ và thai nhi. Lưu lượng máu trong cơ thể mẹ giảm làm cho chức năng của bánh rau bị ảnh hưởng, dẫn đến tình trạng thai nhi trong tử cung chậm phát triển và suy dinh dưỡng.

Những mẹ bầu bị tiền sản giật nặng sẽ phải đối mặt với nguy cơ bong rau, sinh non và nguy hiểm hơn là thai chết lưu. Tuần hoàn máu bị ngưng trệ trong cơn sản giật làm tăng nguy cơ thai tử vong.

Phòng bệnh tiền sản giật, sản giật cho mẹ bầu

  • Để phòng bệnh tiền sản giật, sản giật trước khi có dự định mang thai, chị em cần thay đổi chế độ ăn uống, luyện tập thể thao thường xuyên để tránh nguy cơ béo phì và đạt chỉ số BMI phù hợp.
  • Khám thai định kỳ để theo dõi tình trạng sức khoẻ của cả mẹ và sự phát triển của thai nhi.

vien phi sinh con o Ha Noi, Ho Chi Minh

  • Trong suốt thai kỳ, nên giảm bớt công việc, dành nhiều thời gian hơn để nghỉ ngơi và thư giãn.
  • Khi bị cao huyết áp cần được theo dõi sát sao và có sự hướng dẫn điều trị, chăm sóc của bác sĩ chuyên khoa.

Một trong những cách đơn giản để phòng chống nguy cơ tiền sản giật, sản giật cho mẹ bầu chính là bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết, đặc biệt là sắt và axit folic trong thai kỳ.

Mẹ nên chọn viên uống bổ sung đồng thời cả sắt và axit folic, trong đó sắt được chọn phải là sắt hữu cơ để đảm bảo khả năng hấp thu, không sợ bị táo bón, nóng trong khi sử dụng. 

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn