Trang chủ » Thiếu máu thiếu sắt tình trạng phổ biến trong thai kỳ

Thiếu máu thiếu sắt tình trạng phổ biến trong thai kỳ

(06/09/2020)

Khi mang thai, mẹ bầu không chỉ ăn cho hai người mẹ bầu còn tạo ra máu cho hai người. Mang thai và sinh nở đòi hỏi cơ thể mẹ bầu phải tăng lượng máu lên 50%. Tuy nhiên, trong khi cần thiết, sự thay đổi này cũng khiến mẹ bầu có nguy cơ mắc phải một biến chứng siêu phổ biến của thai kỳ: thiếu máu do thiếu sắt.

Rate this post

Thiếu máu do thiếu sắt xảy ra khi cơ thể không có đủ sắt để tạo ra hemoglobin (một loại protein trong tế bào hồng cầu) vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Mặc dù có những nguyên nhân khác gây ra bệnh thiếu máu (đó là sự thiếu hụt tế bào hồng cầu hoặc hemoglobin), thiếu sắt thường liên quan đến việc mang thai vì sự phát triển của em bé, đồng thời tăng sản xuất các tế bào hồng cầu giàu hemoglobin của cơ thể, thường đòi hỏi phụ nữ mang thai cần tiêu thụ nhiều sắt hơn.

Thiếu máu do thiếu sắt là tình trạng phổ biến trong thai kỳ

1. Nhận biết thiếu máu thiếu sắt trong thai kỳ

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, có hơn 1,6 tỷ người trên toàn cầu bị thiếu máu thì có đến 50% là thiếu máu do thiếu sắt , nhiều phụ nữ bị thiếu sắt ngay cả trước khi mang thai vì họ không có đủ chất sắt trong chế độ ăn uống và mất chất sắt trong kỳ kinh nguyệt.

Mẹ bầu có thể dễ dàng nhận thấy các triệu chứng thiếu máu phổ biến trong thai kỳ. Mệt mỏi là một biểu hiện gần như phổ biến khi mang thai. Đây cũng là triệu chứng chính của bệnh thiếu máu do thiếu sắt. Các dấu hiệu phổ biến khác bao gồm chóng mặt, tim đập nhanh, cáu kỉnh và các vấn đề về tập trung kém. Một số phụ nữ cũng có cảm giác thèm ăn vặt nhưng nó sẽ biến mất ngay sau khi lượng sắt cơ thể mẹ bầu ổn định

Vì các dấu hiệu thiếu máu có thể dễ dàng bị lầm tưởng như là các triệu chứng của thai kỳ nên nó thường chỉ được phát hiện thông qua xét nghiệm máu. Xét nghiệm máu giúp xác định tình trạng thiếu hụt nên được thực hiện sớm trong thai kỳ và một lần nữa trong tam cá nguyệt thứ ba sẽ đo nồng độ hemoglobin. Nếu mức độ hemoglobin thấp và nghi ngờ thiếu sắt, các bác sĩ thường sẽ cho mẹ bầu dùng thử thuốc bổ sung sắt. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu xét nghiệm mức độ ferritin (dự trữ sắt) để xác nhận nguyên nhân thiếu máu.

Nếu đó là lần mang thai thứ hai hoặc thứ ba của mẹ bầu (hoặc thậm chí nhiều hơn), mẹ bầu cũng có nguy cơ gia tăng thiếu máu vì có thể mẹ bầu chưa tích lũy đủ lượng sắt dự trữ giữa các lần mang thai, đặc biệt nếu mẹ nuôi con bú, mẹ cũng bị mất khoáng chất khi cho con bú. Vì lý do này, bác sĩ khuyến khích phụ nữ bắt đầu bổ sung vitamin và khoáng chất trước khi sinh ngay từ khi bắt đầu cố gắng mang thai và tiếp tục bổ sung trong thời gian cho con bú để bù đắp lại lượng sắt trong cơ thể.

Thiếu máu thiếu sắt có thể dễ dàng được điều trị thông qua bổ sung sắt và một chế độ ăn cân bằng giàu sắt

2. Cách đối phó với thiếu máu thiếu sắt khi mang thai

Nếu mẹ bầu bị thiếu máu do thiếu sắt ở mức độ nhẹ, thường ít ảnh hưởng đến em bé. Nhưng thiếu máu do thiếu sắt nặng ở mẹ nếu không được hát hiện và cải thiện kịp thời có thể dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh sinh non, sinh nhẹ cân, chậm phát triển và có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của trẻ.

Một chế độ ăn uống đầy đủ bao gồm các loại thực phẩm giàu chất sắt như thịt đỏ, rau bina, đậu lăng và đậu nành cũng giúp mẹ bầu cỉa thiện tình trạng thiếu hụt sắt.  Hầu hết các mẹ bầu được khuyến nghị bổ sung sắt khi mang thai và ăn một chế độ ăn uống lành mạnh, sẽ không bị thiếu máu do thiếu sắt khi mang thai.

Ăn thực phẩm giàu sắt hoặc nấu bằng chảo gang, có thể tắng cường sắt vào thực phẩm. Và bổ sung thực phẩm giàu vitamin C vào những thực phẩm giàu chất sẽ giúp cơ thể mẹ bầu hấp thụ khoáng chất tốt hơn.

Mặc dù thiếu máu do thiếu sắt có thể phổ biến trong thai kỳ nhưng nó cũng có thể được cải thiện dễ dàng. Chỉ với một vài thay đổi, mẹ bầu có thể tăng cường hàm lượng sắt và lấy lại năng lượng.

Nguồn: Sắt bà bầu

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn