Trang chủ » Thiếu máu thalassemia khi mang thai nguy hiểm ra sao?

Thiếu máu thalassemia khi mang thai nguy hiểm ra sao?

(05/11/2018)

Thiếu máu thalassemia là một trong những bệnh thiếu máu mà mẹ bầu có thể mắc phải trong thai kỳ. Mẹ bầu đã biết những nguy hiểm mà căn bệnh gây ra cho cả mẹ và thai nhi như thế nào chưa? Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn trong bài viết này nhé!

5 (100%) 1 vote

Bệnh thiếu máu Thalassemia

Bệnh thiếu máu thalassemia (tan máu bẩm sinh) là một nhóm các bệnh di truyền làm cho lượng hemoglobin có trong hồng cầu giảm đi và gây ra tình trạng thiếu máu.

Thalassemia được chia ra làm 2 loại dựa vào chuỗi protein của phân tử hemoglobin bị mất trong hồng cầu đó là: anpha thalasseamia và beta thalasseamia.

Khi mẹ bầu mắc thalassemia, trẻ vẫn sinh ra bình thường nhưng một số triệu chứng của bệnh sẽ sớm phát triển như: cơ thể tím tái, nhức đầu, mệt mỏi, vàng da,… Để điều trị các chứng bệnh này có thể sử dụng một số loại thuốc được bác sĩ kê đơn. Trong trường hợp bị nặng thì cần phải theo dõi để truyền máu thường xuyên.

Chính vì vậy, để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh này, trước khi có ý định mang thai chị em phụ nữ nên tiến hành các xét nghiệm để có thể biết mình có mang gen thalassemia không. Nếu cả bố và mẹ đều mang gen bệnh thì khả năng trẻ sinh ra mắc bệnh là rất cao.

Mắc bệnh thiếu máu thalassemia khi mang thai nguy hiểm ra sao?

Chị em phụ nữ khi mắc bệnh Thalassemia cần phải truyền máu dẫn đến khả năng bị vô sinh cao. Nhưng ở một số trường hợp vẫn có thể có thai bình thường. Tuy nhiên, nếu muốn mang thai cần phải cân nhắc một số vấn đề dưới đây, bởi nó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Ảnh hưởng đến thai nhi

Bệnh thiếu máu thalassemia có thể di truyền trong những trường hợp sau:

– Khi 1 trong 2, bố hoặc mẹ mang gen bệnh thì có khoảng 50% con sinh ra sẽ mang gen bệnh và 50% còn lại bình thường.

– Khi cả 2 người, bố và mẹ cùng mang gen bệnh thì có khoảng 25% con sinh ra bình thường, 50% con mang gen bệnh nhưng không biểu hiện và 25% còn lại con bị bệnh.

– Khi 1 trong 2, bố hoặc mẹ bị mắc bệnh và người còn lại chỉ mang gen bệnh mà không biểu hiện thì 100% con sinh ra sẽ mang gen bệnh. Trong đó, khả năng bệnh biểu hiện ra bên ngoài là 50%.

– Khi cả 2 người, bố và mẹ cùng bị bệnh Thalassemia thì 100% con sinh ra sẽ bị bệnh.

Do đó, trước khi có ý định mang thai, cả vợ và chồng cần chủ động tiến hành xét nghiệm tầm soát bệnh là tốt nhất.

Ảnh hưởng đến mẹ bầu

Trong suốt quá trình mang thai, tâm lý không ổn định, căng thẳng thường xuyên có thể khiến cho triệu chứng thalassemia ngày càng trở nên trầm trọng. Hai cơ quan tim và gan của người mẹ sẽ dễ bị tổn thương, cùng với đó làm ảnh hưởng đến hệ thống nội tiết giúp tiết ra các hormone trong cơ thể.

tinh-trang-thieu-oi-o-me-bau-va-cach-khac-phuc-3

Cơ thể mẹ bầu khi mang thai sẽ cần phải sản xuất  nhiều máu hơn để đáp ứng nhu cầu cần thiết của thai nhi. Cho nên, chị em mắc bệnh Thalassemia khi mang thai rất dễ rơi vào tình trạng thiếu máu.

Mẹ bầu mắc Thalassemia còn có nguy cơ cao đối mặt với bệnh đái tháo đường tuýp 1. Thêm vào đó, sự căng thẳng trong quá trình mang thai có thể làm cho tình trạng này trở nên phức tạp hơn. Vì thế, cần kiểm soát tốt bệnh tiểu đường trước và trong suốt thai kỳ.

Axit folic là dưỡng chất có vai trò đặc biệt quan trọng, đối với mẹ bầu bị bệnh thiếu máu thalassemia từ những tuần đầu tiên của thai kỳ. Để phòng tránh nguy cơ dị tật ống thần kinh và bệnh thiếu máu megaloblastic. Mẹ bầu nên tăng cường bổ sung những thực phẩm giàu có axit folic trong thực đơn ăn uống hàng ngày như: trứng, cải bó xôi, rau chân vịt, súp lơ, măng tây,…

Ngoài ra, mẹ cũng có thể bổ sung axit folic thông qua các thực phẩm kể trên.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn