Trang chủ » Tăng cân nhiều trong thai kỳ, lợi bất cập hại

Tăng cân nhiều trong thai kỳ, lợi bất cập hại

(26/10/2017)

Khi mang thai thì tăng cân càng nhiều càng tốt để cho thai kỳ có thể nhận được nhiều chất dinh dưỡng nhất là những lầm tưởng của không ít ông bố bà mẹ. Bởi việc tăng cân nhiều khi mang thai rất có thể sẽ gây ra những ảnh hưởng không nhỏ tới cả mẹ và bé.

5 (100%) 2 votes

Nguyên nhân dẫn đến việc tăng cân nhiều khi mang thai

nguyên nhân việc tăng cân nhiều khi mang thai-Sắt bà bầu chela ferr forte

Ốm nghén là thời kỳ mà hầu hết phụ nữ nào khi mang thai cũng trải qua, kèm theo đó là những sự thay đổi của nội tiết tố trong cơ thể gây ra những hiện tượng thường thấy như: chán ăn, buồn nôn, táo bón,… Chính từ những thay đổi đó, sẽ có ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe tăng cân hay giảm cân của mẹ bầu.

Đến khi qua được thời kỳ ốm nghén, việc bổ sung các thực phẩm giàu sinh dưỡng trong thực đơn bầu là cần thiết. Lúc này, tất cả những mẹ bầu khi trải qua thời kỳ trên đều có tâm lý phải ăn thật nhiều để bù lại, cứ như vậy diễn ra việc mất kiểm soát trong chế độ ăn uống dẫn đến việc tăng cân “không phanh”.

Những ảnh hưởng từ việc tăng cân nhiều khi mang thai

Ảnh hưởng đến mẹ

Đái tháo đường thai kỳ: Việc tăng cân không kiểm soát trong thai kỳ rất dễ khiến mẹ bầu mắc bệnh đái thào đường gấp 2 lần so với những phụ nữ tăng cân bình thường. Mẹ bầu khi mắc bệnh này sẽ gây ra những ảnh hưởng không nhỏ tới thai nhi, có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn khi trưởng thành. Cho nên, phụ nữ khi mang thai cần hết sức để ý tới việc tăng cân của mình, có chế độ ăn uống hợp lý để đảm bảo cho sức khỏe của mẹ và bé.

Thai to: Là một trong những ảnh hưởng từ việc tăng cân quá mức. Khi bé trong bụng mẹ to thì khiến cổ tử cung giãn rộng và chèn vào cơ hoành gây khó thở, chèn vào tĩnh mạch vùng chậu, gây phù chân làm cho mẹ bầu mệt mỏi, đi lại khó khăn hơn. Bên cạnh đó, khi sinh con to mẹ bầu không những sẽ tốn nhiều sức hơn mà còn gây ra những tổn thương về phần mềm nhiều hơn. Ngoài ra, ở nhiều trường hợp khác, khi thai to và mẹ không có khả năng sinh thường thì sẽ phải mổ đẻ và gây ra nhiều tổn thương khác cho người mẹ.

Khó lấy lại vóc dáng sau sinh: Việc lấy lại vóc dáng sau sinh ở những phụ nữ khi mang thai bị tăng nhiều cân so với những phụ nữ tăng ít cân hơn sẽ càng khó khăn hơn. Mẹ bầu sẽ có những thay đổi lớn về ngoại hình như việc rạn da và da sẽ kém săn chắc hơn.

Ảnh hưởng đến con

ảnh hưởng của việc tăng cân nhiều khi mang thai-Sắt bà bầu chela ferr forte

Bất thường về tim: Khi mẹ tăng nhiều cân thai nhi to sẽ có thể dễ bị phì các cơ quan trong cơ thể. Một trong số đó là những bất thường về tim, sẽ làm tăng khả năng tử vong cao khi ở trong bụng mẹ.

Ngạt khi sinh: Quá trình chuyển dạ ở mẹ sẽ gặp nhiều khó khăn hơn khi thai nhi to, đầu thai không lọt xuống thấp, gây ra rối loạn cơ gò dẫn đến nhiều trường hợp phải mổ đẻ. Trong những trường hợp khác, thai nhi to sẽ khiến cho việc sinh nở diễn ra châm hơn, dễ bị chèn ép  và mắc ket ở khung khoang chậu, việc xử lý không kịp thời bé rất dễ bị ngạt khi sinh.

Rối loạn chuyển hóa sau sinh: Thai nhi quá to sẽ gặp phải những rối loạn chuyển hóa sau sinh. Hạ thân nhiệt, suy hô hấp, suy hệ tuần hoàn là những bệnh mà bé sinh nặng cân sau khi sinh thường rất dễ mắc phải. Ngoài ra, tỷ lệ bé sơ sinh nặng cân có nguy cơ cao mắc bệnh đái tháo đường so với những bé khác.

Chấn thương khi sinh: Khi thai nhi quá to việc sinh nở sẽ diễn ra khó khăn hơn gây ra những chấn thương cho bé như: gãy tay, gãy xương đòn.

Kiểm soát trọng lượng thai phụ trong thai kỳ

cách kiểm soát tăng cân nhiều khi mang thai

Để không có những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của cả mẹ và bé, thì việc kiểm soát trọng lượng thai kỳ là việc cần làm khi mang thai. Số cân nặng cho phụ nữ Việt Nam trong suốt từ khi có bầu đến lúc sinh được khuyến cáo trong mức 10-12kg.

Kiểm soát chế độ ăn uống: Mẹ bầu nên áp dụng một chế độ ăn uống hợp lý, khoa học bằng việc ăn chậm nhai kỹ, chia các bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ, uống đủ nước,… Bên cạnh đó, việc tập những bài thể dục nhẹ nhàng sẽ giúp cho mẹ bầu sinh con dễ dàng hơn.

Khám thai định kỳ: Mẹ bầu nên thường xuyên đến các cơ sở y tế để khám thai định kỳ để có thể theo dõi cân nặng và sức khỏe của mẹ và bé.

 

Có thể bạn chưa biết

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn