Trang chủ » Tại sao người cao tuổi thường bị thiếu máu?

Tại sao người cao tuổi thường bị thiếu máu?

(26/04/2023)

Người cao tuổi có khả năng thiếu máu cao hơn so với các nhóm tuổi trẻ hơn . Các biểu hiện dễ bị hiểu nhầm với các dấu hiệu lão hóa của tuổi già. Do đó, việc tìm ra nguyên nhân người cao tuổi bị thiếu máu là rất cần thiết để điều trị và ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm xảy ra.

5 (100%) 2 votes

Tại sao người cao tuổi thường bị thiếu máu?

Thiếu máu là bệnh lý mà người cao tuổi rất hay phải đối mặt. Bệnh tiến triển tương đối âm thầm nên khi phát hiện thì thường là đã nặng có thể gây nguy hiểm cho bệnh nhân. Để điều trị tình trạng này hiệu quả thì chúng ta phải biết được tại sao người cao tuổi thường bị thiếu máu. Những nguyên nhân gây thiếu máu ở người cao tuổi phải kể đến như:

Thiếu máu do thiếu sắt

Tại sao người cao tuổi thường bị thiếu máu?

Thiếu sắt khiến cho người cao tuổi thường bị thiếu máu

Sắt là thành phần quan trọng sản xuất ra những hồng cầu khỏe mạnh để mang oxy và dưỡng chất đến các cơ quan trong cơ thể. Nếu cơ thể hấp thụ đủ sắt thì quá trình tổng hợp hồng cầu sẽ bị ảnh hưởng gây thiếu máu. Người cao tuổi thường thiếu sắt do chế độ dinh dưỡng không đảm bảo, khả năng ăn uống khá ít do răng hỏng, rụng, rối loạn tiêu hóa dẫn đến dễ thiếu máu thiếu sắt.

Thiếu máu do thiếu vitamin B12 hoặc acid folic

Tại sao người cao tuổi thường bị thiếu máu?

Thiếu axit folic hoặc vitamin B12 cũng dễ gây thiếu máu

Vitamin B12 và axit folic là 2 chất đóng vai trò quan trọng trong quá trình tạo máu. Người cao tuổi có khả năng hấp thu vitamin B12 bị giảm đi rất nhiều so với người trẻ do đó khả năng bị thiếu hụt vitamin B12 là rất cao.

Ngoài ra, chế độ ăn không bổ sung đủ các chất hoặc các tình trạng bệnh lý như rối loạn hấp thu, nhiễm khuẩn, thoái hóa đường ruột có thể dẫn đến thiếu vitamin B12 và axit folic ở người cao tuổi và gây thiếu máu.

Mắc một số bệnh lý nền

Người cao tuổi thường mắc các bệnh nền như mỡ máu, huyết áp cao, đái tháo đường… Các bệnh lý này rất dễ dàng xảy ra dẫn đến tình trạng thiếu máu. Một số bệnh lý thường thấy ở người cao tuổi cũng dẫn đến thiếu máu như bệnh lý miễn dịch, di truyền, cường lách,…

Bệnh thiếu máu ở người già có nguy hiểm không?

Tại sao người cao tuổi thường bị thiếu máu?

Người cao tuổi bị thiếu máu dễ bị đau đầu thường xuyên

Thiếu máu ở người cao tuổi là tình trạng đáng báo động. Thiếu máu có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe cũng như sinh hoạt của người cao tuổi. Khi thiếu máu, người cao tuổi có thể gặp những vấn đề như:

  • Gây đau đầu kéo dài: Thiếu máu ở người cao tuổi có thể gây đau đầu thường xuyên. Cơn đau sẽ kéo dài và có những mức độ đau khác nhau nhưng thời gian đầu sẽ đau nhói ở một vùng cố định, sau đó một thời gian sẽ lan dần khắp đầu, làm người bệnh cảm thấy nặng nề, đầu đau ê ẩm, nhất là khi di chuyển nhiều hoặc stress phải suy nghĩ nhiều.
  • Hoa mắt, chóng mặt, ù tai, mất thăng bằng: Với những người già bị thiếu máu sẽ dễ có nguy cơ cao không giữ được thăng bằng, có thể ngã quỵ bất kỳ lúc nào và dễ ảnh hưởng tới tính mạng.
  • Người mệt mỏi xanh xao: Thiếu máu khiến cho các cơ quan không nhân đủ oxy và dưỡng chất dẫn đến cơ thể luôn mệt mỏi, trì trệ, da dẻ xanh tái.
  • Tê bì chân tay: Do máu không thể lưu thông đi nuôi các cơ quan của cơ thể, nên quá trình vận chuyển máu tới các chi một phần cũng sẽ bị ảnh hưởng. Ở nhiều người cai tuổi tê bì chân tay còn kèm theo các biểu hiện như bị đau, lạnh dọc xương sống, đau ở cổ gáy do mạch máu bị chèn ép…
  • Gây thiếu máu não: Người cao tuổi bị thiếu máu rất dễ có nguy cơ thiếu máu não. Thiếu máu lên não đồng nghĩa với việc oxy cung cấp cho hoạt động đi nuôi cơ thể sẽ giảm sút nghiêm trọng khiến tế bào não mất dần chức năng, khiến người bệnh mất dần đi ý thức, sau đó dẫn tới hôn mê. Đây là một biến chứng gây nguy cơ đột quỵ rất cao.

Khắc phục tình trạng thiếu máu ở người cao tuổi

Thiếu máu ở người cao tuổi là tình trạng thường gặp và có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm. Do đó, phòng ngừa và điều trị thiếu máu cho người cao tuổi, người nhà cần thực hiện những cách sau:

Bổ sung sắt và các thành phần tạo máu trong bữa ăn hằng ngày

Tại sao người cao tuổi thường bị thiếu máu?

Những bữa ăn giàu sắt giúp phòng ngừa thiếu máu hiệu quả

Nhu cầu sắt cho người cao tuổi cần bổ sung tối thiểu 15-30mg sắt/ngày cùng với lượng axit folic và vitamin B12. Có thể bổ sung sắt axit folic và các thành phần tạo máu thông qua chế độ dinh dưỡng với các nhóm thực phẩm bổ máu cho người già như:

  • Các loại thịt: Thịt bò, thịt gà, gan động vật
  • Các loại hạt: Hạt bí, hạt điều, hạt óc chó, hạnh nhân.
  • Các loại đậu: Đậu lăng, đậu Hà lan, đậu nành, đậu đỏ.
  • Các loại rau lá xanh: Rau diếp, bông cải xanh, rau chân vịt…
  • Các loại củ quả: Khoai tây, cà chua, bí xanh, cam, ổi, kiwi…

Người cao tuổi nên ăn uống đa dạng các loại thực phẩm để bổ sung sắt, axit folic, vitamin B12 được đầy đủ nhất. Tuy nhiên, lưu ý khi chế biến thức ăn cho người cao tuổi cần chế biến chín mềm, nấu kĩ, ưu tiên món luộc, hấp, hạn chế những món chiên xào nhiều dầu mỡ nhé.

Sử dụng viên uống bổ sung sắt

Bổ sung sắt cho người cao tuổi

Viên sắt, axit folic nhập khẩu từ Châu Âu – hỗ trợ phòng ngừa thiếu máu thiếu sắt

Bên cạnh chế độ ăn uống thì để tăng cường hiệu quả bổ sung sắt và các thành phần tạo máu khác, người cao tuổi có thể dùng thêm các viên sắt, thuốc bổ máu cho người già với hàm lượng phù hợp. Trước khi chọn mua và sử dụng nên tham khảo ý kiến bác sĩ để biết chính xác liều lượng sử dụng sao cho hợp lí. Ngoài ra, khi chọn mua các loại viên uống nên chọn loại có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và chất lượng được kiểm định nhé.

Tập luyện thể dục nhẹ nhàng

Tại sao người cao tuổi thường bị thiếu máu?

Luyện tập mỗi ngày giúp người cao tuổi duy trì sức khỏe dẻo dai

Người cao tuổi nên tích cực tập luyện thể dục thể thao như: đi bộ, đạp xe, tập các bài thể dục nhẹ nhàng… để giảm tình trạng tê bì các chi, giúp tuần hoán máu tốt hơn, cũng như tránh nguy cơ bị liệt.

Việc tập thể dục là cần thiết tuy nhiên nếu không tập đúng cách sẽ phản tác dụng gây ra những biến chứng không tốt cho xương khớp, hệ tim mạch. Đặc biệt với người cao tuổi thể trạng yếu do quá trình lão hoá, có nhiều vấn đề về sức khoẻ ở hầu hết người cao tuổi. Vì thế, việc luyện tập thể dục cần cẩn trọng và lựa chọn phương pháp tập kỹ lưỡng hơn.

Sinh hoạt lành mạnh

Nếu không có chế độ sinh hoạt cân đối, khoa học thì người già bị thiếu máu có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm hone. Vì thế, người cao tuổi cần duy trì chế độ sống lành mạnh, duy trì trạng thái tâm lý vui vẻ, thoải mái, tránh stress, căng thẳng và tránh những xúc cảm mạnh. Ngoài ra, tránh tiếp xúc với chất kích thích, không uống rượu bia, hút thuốc lá cũng giúp cơ thể khỏe mạnh hơn và hấp thu các chất dinh dưỡng dễ dàng hơn

Trên đây là những kiến thức hữu ích về bệnh thiếu máu ở người lớn tuổi. Hy vọng, các bạn có thêm kinh nghiệm để bảo vệ sức khỏe người thân trong gia đình, đặc biệt là ở người già. Khi gặp nhận thấy các triệu chứng nghi ngờ thiếu máu nên đến các cơ sở y tế khám để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân, tránh tự ý điều trị có thể dẫn đến nhiều hậu quả không mong muốn. Giúp tuổi già luôn được minh mẫn, có sức khỏe tốt nhất.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn