Trang chủ » Tác dụng của Axit Folic đối với sức khỏe của bà bầu và trẻ nhỏ

Tác dụng của Axit Folic đối với sức khỏe của bà bầu và trẻ nhỏ

(21/05/2020)

Tác dụng của axit folic đối với cơ thể là giúp sản xuất và duy trì các tế bào mới và đồng thời giúp ngăn ngừa những thay đổi ở DNA có thể dẫn đến ung thư. Axit folic được sử dụng như một loại thuốc điều trị chứng thiếu axit folic và một số loại bệnh thiếu máu (thiếu các tế bào hồng cầu) gây ra do thiếu hụt axit folic.

5 (100%) 1 vote

Axit folic đôi khi được dùng kết hợp với các thuốc khác để điều trị bệnh thiếu máu ác tính. Tuy nhiên thuốc không thể điều trị bệnh thiếu vitamin B12 và không ngăn chặn chứng tổn thương tủy sống có thể xảy ra.

1. Vai trò của axit folic trong suốt giai đoạn thai kỳ

  • Ngăn ngừa khuyết tật bẩm sinh

Trong thời kỳ mang thai, não và tủy sống của bé đã được hình thành trong tử cung nên việc bổ sung đủ lượng axit folic vào thời điểm quan trọng này sẽ giúp thai nhi phát triển bình thường và khỏe mạnh, ngăn ngừa các khuyết tật bẩm sinh nghiêm trọng ở não và tủy sống như khiếm khuyết ở ống thần kinh (NTDs), nứt đốt sống hoặc có thể sinh ra thiếu một phần não bộ.

  • Phòng tránh bệnh thiếu máu

Axit folic đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc cung cấp các tế bào máu cho cơ thể, chúng giúp tạo ra các tế bào mới, bao gồm hồng cầu nên cần bổ sung đầy đủ axit folic cho mẹ bầu và thai nhi để ngăn được tình trạng thiếu máu, tránh xảy ra các trường hợp sảy thai, sinh non, dễ mắc chứng rối loạn tâm thần sau sinh, suy dinh dưỡng bào thai hoặc trẻ mới sinh ra mắc các bệnh về tim mạch, hở hàm ếch nếu mẹ thiếu axit folic nghiêm trọng.

  • Giảm nguy cơ ung thư

Axit folic có thể giảm một tỷ lệ nhỏ nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến ung thư, ví dụ như bệnh ung thư vú. Một số người sử dụng axit folic để ngăn ngừa bệnh ung thư ruột kết hoặc ung thư cổ tử cung. Nó được dùng để ngăn ngừa bệnh tim, đột quỵ cũng như giảm mức độ hóa chất trong máu (tan huyết tố). Tuy nhiên, chưa có kết luận chính xác về những vấn đề này.

  • Ngăn chặn một số bệnh lý khác

Axit folic còn được sử dụng cho chứng mất trí nhớ, bệnh mất trí, nghe kém do tuổi tác, giảm dấu hiệu lão hóa, xương yếu (loãng xương), chân bồn chồn, khó ngủ, trầm cảm, đau thần kinh, đau cơ bắp, AIDS, bệnh bạch biến và hội chứng Fragile-X.

4-nguyen-nhan-khien-tre-duoi-2-tuoi-thieu-mau-thieu-sat-me-nen-biet-2

Axit folic cần thiết cho sức khỏe của cả mẹ và bé từ trước và trong quá trình mang thai

2. Tác dụng của axit folic đối với sự phát triển toàn diện của trẻ em

Khả năng ngôn ngữ của trẻ: Axit folic đóng vai trò to lớn trong việc giảm nguy cơ trẻ phát triển chậm ngôn ngữ. Một nghiên cứu năm 2011, khi so sánh giữa các bà mẹ có sử dụng và các bà mẹ không sử dụng axit folic thì nhận thấy rằng, các bà mẹ sử dụng axit folic trong khoảng 4 tuần trước khi mang thai giảm thiểu nguy cơ sinh con bị chậm phát triển ngôn ngữ.

Vì vậy, axit folic có rất nhiều lợi ích cho mẹ và thai nhi bởi nó tác động đến sự phát triển trí não và phòng tránh khỏi những nguy cơ khuyết tật ống thần kinh (NTD – Neural Tube Defects) ở trẻ.

Sức khỏe trẻ nhỏ: Axit folic còn có khả năng giúp ngăn chặn những dị tật bẩm sinh ống thần kinh nằm xung quanh hệ thần kinh trung ương do các ống này không khép kín và những dị tật về não, tủy sống như trẻ không có não và hộp sọ thường khó sống lâu hoặc tật nứt đốt sống gây khuyết tật vĩnh viễn.

3. Nhu cầu uống axit folic khi nào?

Bổ sung axit folic khi cơ thể bị thiếu axit folic, dấu hiệu nhận biết:

  • Vấn đề nhận thức như trầm cảm, khó tập trung, dễ quên, cáu kỉnh, sa sút trí nhớ
  • Đau nhức cơ thể
  • Da nhợt nhạt
  • Khó thở
  • Vấn đề tiêu hóa như buồn nôn, nôn, đau bụng và tiêu chảy, chán ăn kéo dài
  • Loét miệng, sưng lưỡi
  • Giảm vị giác

Axit folic đặc biệt cần thiết cho tất cả các phụ nữ chuẩn bị mang thai. Trong khoảng thời gian ngay trước và ngay sau khi thụ thai, cần ăn đủ axit folic và uống thêm thuốc bổ trợ chứa axit folic, để bào thai được phát triển khỏe mạnh, tránh được các biến cố bào thai hay bệnh tật bẩm sinh nguy hiểm cho thai nhi.

Lượng axit folic bà bầu cần bổ sung theo từng giai đoạn dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ để có liều lượng axit folic phù hợp cũng như được theo dõi và làm xét nghiệm sàng lọc dị tật trong quá trình mang thai.

Lượng khuyến cáo vừa đủ cho mọi phụ nữ trước khi mang thai: 400 mcg, trong 3 tháng đầu mang thai: 400 mcg, từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 9: 600mcg, khi cho con bú: 500 mcg. Nếu nạp axit folic từ viên vitamin tổng hợp, bạn hãy nhớ kiểm tra xem lượng axit folic trong một liều đã đủ hay chưa. Ngoài ra, mẹ cũng có thể nạp axit folic từ thực phẩm bổ sung.

Một vài phụ nữ có nguy cơ sinh con bị ảnh hưởng bởi khuyết tật ống thần kinh cao có thể được khuyến nghị nên dùng một liều cao hơn 5 mg axit folic mỗi ngày cho đến khi thai được 12 tuần. Nguy cơ sinh con bị khuyết tật ống thần kinh tăng cao nếu người phụ nữ hoặc chồng của họ bị khuyết tật ống thần kinh, từng có thai và thai nhi đó bị khuyết tật ống thần kinh hoặc chồng của họ có tiền sử gia đình bị khuyết tật ống thần kinh hoặc mắc bệnh tiểu đường.

Ngoài ra, những phụ nữ đang dùng thuốc chống động kinh nên tham khảo ý kiến bác sĩ vì họ có thể cần phải dùng liều axit folic cao hơn. Tốt nhất bạn nên tự trang bị kiến thức về bệnh động kinh, thuốc chống động kinh và mang thai.

4. Axit folic uống có những dạng và hàm lượng nào?

  • Viên nang, thuốc uống: 5 mg, 20 mg.
  • Dung dịch, thuốc tiêm, như sodium folate: 5 mg/mL.
  • Viên nén, thuốc uống: 400 mcg, 800 mcg, 1 mg.
  • Viên nén, thuốc uống [không chất bảo quản]: 400 mcg, 800 mcg.

5. Khi sử dụng vitamin axit folic cần lưu ý

  • Nên uống axit folic giữa 2 bữa ăn
  • Vitamin C sẽ làm tăng hấp thu sắt. Do đó bạn hãy uống viên sắt – axit folic chung với nước cam hoặc nước trái cây
  • Tránh uống thuốc với nước trà, cà phê, rượu vì axit folic sẽ làm giảm khả năng hấp thu
  • Uống axit folic thường hay bị táo bón nên cần uống nhiều nước và ăn nhiều chất xơ.

6. Trước khi dùng axit folic bạn nên lưu ý những gì?

Không nên sử dụng thuốc này nếu đã từng bị dị ứng với axit folic hoặc nếu có các vấn đề sau:

  • Bệnh thận (hoặc nếu đang chạy thận nhân tạo);
  • Thiếu máu tán huyết;
  • Thiếu máu ác tính;
  • Thiếu máu chưa có sự chẩn đoán của bác sĩ và khẳng định qua xét nghiệm;
  • Nhiễm trùng;
  • Nghiện rượu.

Nếu có bất kỳ các bệnh khác, có thể cần điều chỉnh liều hoặc thực hiện xét nghiệm đặc biệt để sử dụng axit folic một cách an toàn.

7. Thức ăn và rượu bia có ảnh hưởng tới axit folic không?

Những loại thuốc nhất định không được dùng trong bữa ăn hoặc cùng lúc với những loại thức ăn nhất định vì có thể xảy ra tương tác. Rượu và thuốc lá cũng có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia sức khỏe của bạn về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

8. Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến axit folic?

Thiếu máu ác tính (một loại vấn đề máu) – việc sử dùng axit folic trong khi bạn bị thiếu máu ác tính có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng. Vì vậy nên chắc chắn rằng liệu bạn có mắc bệnh thiếu máu ác tính hay không trước khi bắt đầu dùng thuốc bổ sung axit folic.

Nên dùng axit folic một cách chính xác theo quy định của bác sĩ. Không dùng với số lượng lớn hơn hoặc lâu hơn so với quy định. Thực hiện theo các hướng dẫn trên nhãn thuốc. Uống axit folic với nhiều nước.

Giai đoạn thai kỳ các bà mẹ cần bổ sung rất nhiều chất dinh dưỡng để tăng cường sức khoẻ cho cả mẹ lẫn thai nhi trong bụng, thế nên đừng bỏ qua những gợi ý về các loại thực phẩm giàu axit folic nhé!

Nguồn: Sắt bà bầu

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn