Trang chủ » Những điều mẹ không thế bỏ qua khi tiêm phòng vắc xin cho bà bầu

Những điều mẹ không thế bỏ qua khi tiêm phòng vắc xin cho bà bầu

(14/06/2018)

Trong thời gian mang thai, hệ miễn dịch của mẹ bị kém đi so với người bình thường, nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm dẫn đến các biến chứng nguy hiểm cho mẹ và bé. Do đó, các Tổ chức Y tế Thế giới khuyến phụ nữ mang thai nên tiêm phòng vắc xin cho bà bầu để phòng tránh rủi ro cho mẹ và con trong hành trình mang thai.

Rate this post

1. Tại sao bà bầu cần tiêm vắc xin

Vắc xin hoạt động bằng cách kích thích hệ miễn dịch để sinh ra kháng thể, tức là tạo kháng thể chủ động, giúp cơ thể có thể chống lại các bệnh nhiễm trùng và ngăn không cho cơ thể bị bệnh.

Không những vậy, việc tiêm vắc xin còn giúp thai nhi tránh những bệnh nghiêm trọng. Khi mang thai, mẹ sẽ chia sẻ mọi thứ với bé. Điều đó có nghĩa là khi mẹ tiêm chủng ngừa, không những bảo vệ bản thân mẹ mà đang bảo vệ cả bé yêu ngay từ trong bụng mẹ và cả vào những tháng đầu sau sinh.

2. Tiêm phòng cho bà bầu trước khi mang thai

Khi lên kế hoạch sinh con, bên cạnh việc chuẩn bị tài chính, tâm lý, sắp xếp công việc…, mẹ cần có một sức khỏe tốt nhằm tạo tiền đề cho hành trình 9 tháng mang thai khỏe mạnh. Phụ nữ trước khi mang thai nên tiêm chủng định kỳ theo khuyến cáo của Ủy ban Cố vấn về Thực hành Tiêm chủng (ACIP) của Trung tâm Kiểm soát và Ngừa Bệnh tật của Mỹ (CDC) các loại vắc xin bệnh sởi, quai bị, sởi Đức và thủy đậu (varicella). Đặc biệt đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, những người dễ bị các bệnh này và dự kiến sẽ mang thai nên chích trước khi mang thai vì những vắc xin này bị chống chỉ định trong thời kỳ mang thai.

nhung-dieu-me-khong-the-bo-qua-khi-tiem-phong-vac-xin-cho-ba-bau-1

– Bệnh quai bị: virus quai bị có thể gây tác động xấu đến buồng trứng, ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng sinh sản của phụ nữ. Một điều nữa, nếu trong 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ, nếu mẹ mắc bệnh quai bị, thai nhi có nguy cơ cao bị dị tật bẩm sinh, thậm chí sinh non/ chết lưu.

– Bệnh thủy đậu: trong giai đoạn đầu của thai kỳ, nếu mẹ bị bệnh thai kỳ sẽ làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh. Thủy đậu là một bệnh nguy hiểm, nếu xuất hiện trong bất cứ thời gian nào của quá trình mang thai đều có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng cho người mẹ. Nếu mẹ chưa từng tiêm chủng ngừa thủy đậu, mẹ sẽ được các bác sĩ xét nghiệm máu xem có được miễn dịch hay không. Nếu như mẹ không miễn nhiễm thì cần tiêm vắc xin phòng thủy đậu ít nhất một tháng trước khi mang thai.

– Bệnh sởi: mẹ mang thai nếu bị bệnh sởi thì thai nhi có nguy cơ cao bị dị dạng, thai chết lưu, sảy thai, sinh non.

– Bệnh viêm gan B: đây là bệnh nguy hiểm, có thể gây xơ gan, ung thư gan cho người mắc. Trường hợp mẹ bị nhiễm virus viêm gan B thì có khả năng lây cho bé trong quá trình sinh nở. Vì vậy trước khi mang thai mẹ cần tầm soát viêm gan B để được tiêm phòng bổ sung hoặc có hướng giải quyết tránh nguy cơ truyền virus sang cho bé.

– Bệnh cúm: đây là căn bệnh bà bầu dễ gặp phải trong thai kỳ, tuy không gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho bà bầu như bệnh khác nhưng nó có thể gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi, đặc biệt nếu mẹ bị cảm cúm trong thời gian đầu của thai kỳ.

nhung-dieu-me-khong-the-bo-qua-khi-tiem-phong-vac-xin-cho-ba-bau-2

3. Tiêm phòng cho bà bầu trong khi mang thai

– Bệnh uốn ván, bạch hầu, ho gà: loại vắc xin này được khuyến cáo cho phụ nữ mang thai trong mỗi lần mang thai, và nên được tiêm càng sớm càng tốt giữa tuần thứ 27 và tuần 36 khi mang thai, để giúp bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi bệnh ho gà, uốn ván rốn và bạch hầu.

– Bệnh ho gà: căn bệnh này đối với trẻ sơ sinh có thể đe dọa đến tính mạng. Có tới 20 trẻ sơ sinh tử vong mỗi năm tại Hoa Kỳ do ho gà. Khoảng một nửa trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi bị bệnh ho gà cần điều trị trong bệnh viện. Đôi khi, khá khó khăn để nhận biết bé có ho gà hy không vì một số trường hợp bé không ho gì cả, thay vào đó bệnh làm cho bé ngừng thở và tím tái.

Tiêm phòng khi mang thai để ngừa ho gà, cơ thể mẹ sẽ tạo ra các kháng thể bảo vệ mẹ và truyền một phần cho trẻ sơ sinh trước khi sinh. Những kháng thể này sẽ cung cấp cho bé khả năng chống lại chứng ho gà trong thời gian phải đợi đến lúc bé được 2 tháng mới chích ngừa.

Vậy làm mẹ vừa biết thêm những thông tin và loại vắc xin mà bà bầu nên tiêm để đảm bảo sự phát triển toàn diện cho mẹ và bé.

Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh!

Tổng hợp: Thanh Thủy

 

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn