Trang chủ » Những điều cần làm khi bị tiểu đường thai kỳ

Những điều cần làm khi bị tiểu đường thai kỳ

(28/08/2017)

Tiểu đường thai kỳ là một trong những biến chứng mà mẹ bầu thường gặp. Nếu không được kiểm soát kịp thời, tiểu đường thai kỳ có thể ảnh hưởng xấu đến thai nhi.

5 (100%) 1 vote

1. Nguyên nhân dẫn đến tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ là tình trạng mất cân bằng hàm lượng đường huyết trong thời kỳ mang thai, thường sẽ xuất hiện sau tuần thai thứ 24. Hầu hết các triệu chứng sẽ giảm sau khi mẹ sinh con.

trieu chung tieu duong thai ky

Để cung cấp Glucose và dinh dưỡng cho thai nhi phát triển, cơ thể mẹ sẽ phát triển kháng insulin ở mức độ nào đó. Kháng insulin ở mức độ nhỏ sẽ có lợi vì nó cung cấp cho thai nhi lượng glucose cần khi người mẹ bị đói trong thời gian ngắn. Vậy nhưng đôi khi tình trạng kháng insulin trong cơ thể mẹ bầu sẽ vượt khỏi sự kiểm soát và đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng tiểu đường thai kỳ.

2. Tác hại của tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ có thể dẫn tới tình trạng thai to và tổn thương khi sinh. Khi bị tiểu đường thai kỳ, lượng insulin cơ thể sản xuất không đủ để kiểm soát và chuyển hóa đường, khiến lượng đường trong máu tăng cao và có thể gây ra nhiều biến chứng.

Trong trường hợp hàm lượng đường huyết của mẹ bầu khi đói vượt quá 150mg% nguy cơ tử vong bào thai sẽ tăng ở tuần thứ 4-8 của thai kỳ. Triệu chứng này cũng là một trong những tác nhân làm tăng nguy cơ bị tiểu đường týp 2 của mẹ trong tương lai.

3. Chăm sóc tiểu đường thai kỳ như thế nào?

Áp dụng chế độ ăn ADA

Đây là chế độ ăn kiêng được khuyến nghi bởi Hội Tiểu đường Hoa Kỳ, có thể giúp nhiều mẹ bầu kiểm soát tình trạng tiểu đường thai kỳ và sinh con khỏe mạnh. Chế độ ăn ADA là chế độ ăn khuyến khích thai phụ ăn nhiều loại thực phẩm lành mạnh trong khi kiểm soát lượng đường và tinh bột.

Hình ảnh (chế độ ăn ADA)

Mẹ bầu nên lựa chọn những thực phẩm nhiều vitamin và khoáng chất đồng thời cân bằng chúng với lượng tinh bột và chất xơ tiêu thụ hàng ngày để kiểm soát lượng đường trong cơ thể. Trong trường hợp chế độ ăn không thể kiểm soát được đường huyết, mẹ bầu cần báo để bác sĩ có biện pháp hỗ trợ thích hợp, thường sẽ là tiêm insulin.

Ăn đúng cách

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ cần chia nhỏ bữa ăn, ít nhất là 6 bữa mỗi ngày để mẹ có thể ăn cả ngày, tránh ăn bữa lớn. Việc ăn các bữa nhỏ hơn trong ngày sẽ đảm bảo sự bổ sung dinh dưỡng liên tục cho thai nhi đang phát triển và ngăn ngừa dao động hàm lượng đường huyết.

Bên cạnh đó bạn cũng nên chắc chắn thực đơn ăn của bạn phải hạn chế đồ ngọt. Loại thực phẩm này có thể làm tăng hàm lượng đường huyết một cách đột ngột, có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt cho mẹ và bé.

Hãy để ý lượng carbohydrat (carb)

Các bác sĩ sẽ giúp mẹ tính ra số carb cần trong mỗi bữa ăn. Lượng carb này phụ thuộc vào lối sống, sự chuyển hóa và hoạt động thể chất của cơ thể mẹ bầu. Dựa vào số liệu đấy bản thân mẹ phải chủ động tìm hiểu về lượng carb trong những thực phẩm hàng ngày, từ đó kiểm soát số lượng carb mình đang nạp vào cơ thể.

Biết được chỉ số đường huyết trong thực phẩm bạn định ăn

Chỉ số đường huyết trong các loại thực phẩm hàng ngày bạn cũng cần nắm rõ. Khi kết hợp các loại thực phẩm với nhau, có thể chỉ số đường huyết của loại thực phẩm ban đầu sẽ bị thay đổi. Do vậy bạn cần tìm hiểu những thông tin để có sự kết hợp hợp lý.

Lựa chọn thực phẩm hợp lý

Nên khôn ngoan trong việc lựa chọn thực phẩm cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ.

Những thực phẩm nên ăn là: rau bina, súp lơ xanh, cà chua, bột ngũ cốc, gạo nâu, đậu lăng, đậu đen, sữa ít béo hoặc không béo, dầu oliu.

Thực phẩm nên tránh: Cà phê, khoai tây chiên, các thực phẩm chiên rán, bột trắng hoặc gạo, nước hoa quả, nước chứa hương vị.

 

Đừng bỏ lỡ bài viết bạn quan tâm

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn