Trang chủ » Nhau thai bám mặt trước và những điều cần biết

Nhau thai bám mặt trước và những điều cần biết

(13/11/2018)

Nhau thai bám mặt trước là hiện tượng bình thường, không hề gây ra bất cứ ảnh hưởng xấu nào đến quá trình mang thai và vượt cạn. Tuy nhiên, so với những trường hợp nhau thai ổn định thì hiện tượng này tồn tại một số hạn chế nhất định. Hãy cũng Satbabau.vn tìm hiểu cụ thể hơn ngay trong bài viết này nhé!

4.6 (92.73%) 11 votes

Vị trí nhau thai thế nào là bình thường?

Nhau thai bám mặt trước là một trong số 4 vị trí nhau thai bình thường: nhau bám mặt trước, nhau bám mặt sau, nhau bám phía trên thành tử cung, nhau bám phía trái/ phải thành tử cung mà mẹ bầu hoàn toàn có thể yên tâm.

Bên cạnh đó, còn có một số vị trí nhau thai có ảnh hưởng xấu đến quá trình chuyển dạ, sức khỏe của mẹ và thai nhi trong suốt thai kỳ. Đó là: nhau tiền đạo, nhau bám thấp, nhau cài răng lược,..

Nhau thai bám mặt trước là gì?

Nhau thai bám mặt trước được hiểu là tình trạng nhau phát triển ở vị trí trước của thành tử cung, thường được phát hiện qua việc siêu âm thai ở tuần 20 – 22. Nhau thai bám mặt trước hay sau đều không hay rất ít gây ảnh hưởng đến quá trình truyền dưỡng chất giúp thai nhi phát triển hay sự xuất hiện của các dấu hiệu chuyển dạ.

Thông thường, sau khi được thụ tinh thì tinh trùng và trứng sẽ tạo thành hợp tử, rồi di chuyển từ ống dẫn trứng vào dạ con của người mẹ trên thành tử cung để làm tổ. Đồng thời, phôi thai sẽ bám vào thành phía trước, mặt tiền bụng mẹ. Tuy nhiên, nếu như nhau thai không nằm ở những vị trí tiền đạo che lấp cổ tử cung, trường hợp nhau bám thấp thì mẹ bầu hoàn toàn có thể sinh nở bình thường.

Nhau thai bám mặt trước có nguy hiểm?

Tình trạng nhau bám mặt trước là tương đối an toàn, nhưng cũng tiềm ẩn một số nguy cơ nhất định. Đặc biệt là với những trường hợp mẹ bầu bị cao huyết áp, tiểu đường hay thuộc nhóm máu O cần chú ý trong việc chăm sóc và dưỡng thai khi được chẩn đoán vị trí nhau bám mặt trước.

Bên cạnh đó, nhau bám mặt trước còn gây khó khăn cho sự can thiệp của y tế nếu mẹ có ngôi thai ngược hoặc ngôi thai ngang đều cản trở cho việc sinh thường của người mẹ. Đồng thời cũng chính là nguyên nhân làm kéo dài các cơn đau đẻ và các dấu hiệu chuyển dạ không rõ rệt nên mẹ bầu khó có thể nhận biết được thời điểm sinh nở của mình.

Ngoài ra, những mẹ bầu có nhau thai bám trước sẽ cảm nhận hiện tượng thai máy muộn hơn đó. Bình thường, hiện tượng thai máy bắt đầu xuất hiện từ lúc thai nhi 18 tuần tuổi, có thể sớm hơn còn những mẹ có nhau bám mặt trước phải đợi khoảng 2-3 tuần nữa mới có thể cảm nhận được.

Nhau thai bám mặt trước có khiến mẹ sinh khó?

Rau bám mặt trước có đẻ thường được không? Hiện nay, không thể dự đoán chính xác được hiện tượng nhau bám mặt trước có khiến mẹ sinh khó hay không, vì còn phụ thuộc vào đặc trưng của từng mẹ.

sieu am thai

Cho nên, trong giai đoạn 3 tháng cuối mẹ bầu cần thường xuyên đi khám thai để đánh giá khung chậu, chỉ số nước ối, đo cân nặng thai nhi,… cùng một số vấn đề quan trọng khác thì bác sĩ mới có thể dự đoán khả năng sinh thành công của mẹ là bao nhiêu.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn