Trang chủ » Nguyên nhân thiếu máu thiếu sắt ở phụ nữ mang bầu

Nguyên nhân thiếu máu thiếu sắt ở phụ nữ mang bầu

(11/07/2017)

Phụ nữ mang thai là một trong những đối tượng hàng đầu bị thiếu máu thiếu sắt. Vậy những nguyên nhân nào dẫn đến thiếu máu thiếu sắt ở bà bầu?

5 (100%) 9 votes

1. Những nguyên nhân dẫn đến thiếu máu thiếu sắt

Thiếu máu thiếu sắt do di truyền

Nếu mẹ mang bầu mà trước đấy gia đình có người đã có tiền sử về bệnh thiếu máu thiếu sắt thì khả năng cao mẹ đã bị bệnh do di truyền.

Thiếu máu thiếu sắt do không bổ sung đầy đủ sắt cho cơ thể

Cơ thể mẹ khi mang thai có nhu cầu về sắt cao gấp đôi người bình thường bởi lúc này sắt còn có nhiệm vụ giúp thai nhi phát triển toàn diện cả về thể chất và trí tuệ. Nếu không bổ sung lượng sắt cần thiết cho cơ thể trong thời gian này mẹ sẽ bị thiếu máu, dẫn đến nguy cơ ảnh hưởng xấu trực tiếp đến thai nhi và sức khỏe của mẹ.

Chế độ ăn hàng ngày cũng không đủ đáp ứng đủ nhu cầu về sắt cho cơ thể mẹ bầu. Bởi vậy các chuyên gia khuyến cáo mẹ nên uống viên bổ sung sắt ngay từ khi có ý định mang thai, trong suốt thai kỳ đến sau sinh ít nhất 1 tháng.

Thiếu máu thiếu sắt do chế độ ăn uống không hợp lý

bo sung sat va axit folic cho ba bau – chela-ferr-forte

Nếu hàng ngày mẹ bầu duy trì chế độ ăn uống không hợp lý, ăn kiêng, ăn uống thất thường, ăn những thức ăn chứa chất làm giảm hấp thu sắt như tanin, phytat trong chè, cà phê, nước uống có ga,… là những chất cản trợ tác dụng hấp thu sắt của cơ thể khiến bản thân mẹ sẽ rơi vào tình trạng thiếu máu thiếu sắt.

Do cơ thể mẹ bầu mắc bệnh trước đấy

Nguyên nhân dẫn đến việc thiếu máu thiếu sắt có thể do cơ thể mắc các bệnh khiến giảm khả năng hấp thu sắt như viêm dạ dày, viêm ruột, cắt đoạn dạ dày, ruột; các bệnh nhiễm khuẩn, ký sinh trùng (nhiễm giun).

2. Dấu hiệu bà bầu bị thiếu máu thiếu sắt khi mang thai

Dưới đây là những biểu hiện thường gặp của cơ thể người bị thiếu máu thiếu sắt:

  • Mẹ bầu khi bị thiếu máu thiếu sắt thường có triệu chứng da xanh xao, niêm mạc nhợt nhạt, lòng bàn tay nhạt màu; lưỡi nhợt, nhẵn; lông, tóc, móng khô, dễ gãy.
  • Mẹ cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, thường xuyên gặp cảm giác hoa mắt chóng mặt khi thay đổi tư thế, nhịp tim nhanh, tức ngực, khả năng hoạt động về thể lực và trí lực kém hơn trước.

Về mặt triệu chứng lâm sàng, bệnh thiếu máu thiếu sắt diễn biến qua 3 giai đoạn:

– Giai đoạn 1: Chỉ giảm sắt dự trữ nên người bệnh chưa bị thiếu máu, thường có một số triệu chứng của nguyên nhân gây thiếu sắt như người mệt mỏi, nhợt nhạt,…

– Giai đoạn 2: Đã cạn sắt dự trữ và giảm sắt vận chuyển, người bệnh chưa có biểu hiện rõ tình trạng thiếu máu, có triệu chứng của nguyên nhân gây thiếu sắt như: Mất tập trung, mệt mỏi….

– Giai đoạn 3: Thiếu máu và thể hiện là có cả triệu chứng của thiếu máu và thiếu sắt. Tuy nhiên, ranh giới giữa các giai đoạn không rõ ràng.

Những triệu chứng ở trên chỉ cho biết một phần về tình trạng thiếu máu thiếu sắt, chỉ khi đi xét nghiệm mẹmới có thể khẳng định được cụ thể hơn về bệnh. Việc điều trị bệnh cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ bởi nếu bổ sung sắt quá liều khiến thừa sắt gây nhiều ảnh hưởng không tốt đến cơ thể, đặc biệt với phụ nữ mang thai.

3. Thai nhi sẽ bị ảnh hưởng như thế nào nếu mẹ bầu bị thiếu máu thiếu sắt

Trẻ sinh ra bởi những người mẹ thiếu máu cũng dễ bị thiếu máu, con dễ bị nhẹ cân, sinh non tháng, dễ bị các bệnh sơ sinh hơn so với bình thường. Thiếu máu do thiếu sắt có thể ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển trí não của bé về lâu dài.

can nang cua thai nhi theo tuan tuoi

Thiếu sắt gây khiếm khuyết trong hình thành myelin, khiến con bị suy giảm khả năng học tập, không tập trung và chậm tiếp thu. Bên cạnh đó, trẻ em trong trường hợp này còn có nguy cơ bị nhiễm bệnh tim mạch cao hơn các trẻ khác khi đến tuổi trưởng thành.

Theo Bác sĩ, PGS TS Vũ Bá Quyết – Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương, thiếu sắt còn là nguyên nhân gây ra hàng loạt các thương tổn ở những cơ quan khác trong cơ thể. Trong đó phải kể đến các bệnh liên quan đến tiêu hóa như rối loạn hấp thụ, rối loạn chức năng; các bệnh về thần kinh như giảm phản xạ, suy yếu tinh thần, tư duy, giảm tập trung, rối loạn dẫn truyền thần kinh,…

Nguy hiểm hơn, thiếu sắt còn ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, làm suy giảm sức đề kháng, tăng cường nguy cơ nhiễm khuẩn, sa sút nồng độ enzyme và các globumin miễn dịch. Thiếu sắt tác động xấu đến các enzym trong cơ, khiến việc vận động gặp khó khăn với những triệu chứng như giảm vận động, hệ thống cơ vân suy yếu và tăng nguy cơ ngộ độc, nhất là ngộ độc chì.

4. Bà bầu cần làm gì khi được xét nghiệm thiếu máu thiếu sắt

Phụ nữ mang thai khi thiếu sắt cần chú trọng bổ sung thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng  này, sắt có nhiều trong thịt đỏ như thịt bò, thịt lợn, trong rau xanh như củ dền đỏ, cải bó xôi,… Ngoài ra các loại hải sản, trứng gà, trứng vịt, ngũ cốc nguyên hạt,…các quả chín như đu đủ, táo, hồng xiêm, lê,… đều là nguồn thực phẩm giàu sắt mẹ có thể bổ sung trong thai kỳ. Mẹ cũng nên lưu ý không cố sử dụng loại thực phẩm mà mẹ đã bị dị ứng trước đó.

Vậy nhưng, việc bổ sung sắt bằng thực phẩm sẽ không đáp ứng được nhu cầu sắt trong thời gian mang thai nên mẹ bầu nên uống bổ sung sắt kết hợp axit folic đều đặn mỗi ngày từ khi biết mình mang thai và liên tục cho đến ít nhất 1 tháng sau sinh.

Chọn viên sắt tốt cho bà bầu trong thai kỳ, mẹ bầu nên chọn sản phẩm có hiệu quả hấp thu cao, không gây táo bón, nóng trong khi sử dụng. Phụ nữ có thai vì uống bổ sung sắt trong thời gian dài nên lựa chọn các sản phẩm có sắt ở dạng dễ hấp thu, ít gây tác dụng phụ mà đặc biệt là trên đường tiêu hóa và không gây lắng đọng sắt làm tổn thương các cơ quan trong cơ thể.

Tổng hợp : Huyền Trang : Satbabau.vn

Đừng bỏ lỡ bài viết bạn quan tâm

 

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn