Trang chủ » Mẹ bầu cần làm gì khi bị cảm cúm

Mẹ bầu cần làm gì khi bị cảm cúm

(08/03/2017)

Trong thời tiết như hiện nay, khả năng mẹ bầu bị cảm cúm rất dễ xảy ra. Bà bầu bị cảm cúm gây nên tình trạng mệt mỏi, đau nhức toàn thân nhưng mẹ bầu lại không được tùy tiện sử dụng thuốc nên việc chăm sóc và điều trị cũng cần có những lưu ý riêng.

4.5 (90%) 2 votes

Sự nguy hiểm khi bà bầu bị cảm cúm trong thai kỳ

Theo các bác sĩ chuyên khoa, khi có thai mà bị cúm nhất là dưới 12 tuần (3 tháng đầu), bà bầu cần hết sức thận trọng, nên đi khám ngay để được tư vấn kịp thời. Virus cúm có thể gây dị tật thai nhi khi người mẹ bị nhiễm cúm trong ba tháng đầu của thai kỳ.

Bà bầu bị cảm cúm nên làm gì để có thai kỳ khỏe mạnh?

Cảm cúm trong thai kỳ ( Ảnh internet )

Nếu cúm nặng, sốt cao, nhiễm khuẩn và nhiễm độc do virus gây ra có thể làm thai nhi bị lưu và gây sảy thai hoặc gây nên tình trạng sứt môi, hở hàm ếch, đôi khi có những dị tật bẩm sinh ở não của thai nhi.

CÁCH PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ CẢM CÚM CHO MẸ BẦU

– Tiêm phòng:

Cách chữa cảm cúm cho bà bầu hữu hiệu nhất là tiêm phòng cúm hàng năm. Đối với người chuẩn bị có ý định có thai, nên tiêm phòng ít nhất 3 tháng trước khi mang thai để phòng tránh cúm trong suốt thai kỳ. Thời điểm tiêm phòng cúm thích hợp nhất là từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau – giai đoạn dịch cúm diễn ra mạnh mẽ. Mẹ bầu có thể thoải mái cho việc có em bé sau khi tiêm phòng 3 tháng.

– Uống nước tỏi:

Tỏi được giã nhỏ rồi pha với nước uống. Tuy hơi khó uống nhưng tác dụng cực kỳ tốt với mẹ bầu. Quá trình mang bầu, mẹ bầu cũng nên ăn nhiều tỏi hơn bình thường. Có thể làm dấm tỏi, tỏi nướng hoặc kết hợp tỏi trong các món xào.

– Uống nước gừng:

Khi có dấu hiệu cảm lạnh, một cốc nước gừng đỏ có thể giúp mẹ bầu đỡ mệt và nhanh chóng cân bằng được cơ thể của mình.

– Ăn cháo hành chăm, lá tía tô:

Bà bầu bị cảm cúm nên làm gì để có thai kỳ khỏe mạnh?

Một số biện pháp dân gian giúp điều trị cúm

Đây là bài thuốc dân gian được phần lớn mẹ bầu sử dụng. Hành chăm hay còn gọi là hành tăm được trồng nhiều ở vùng Thanh – Nghệ – Tĩnh chuyên sử dụng để phòng cảm cúm. Cháo hành chăm và tía tô sẽ nhanh chóng giúp mẹ bầu giải cảm và khỏe cúm.

– Bổ sung kẽm, sắt và Axit folic:

Kẽm có chức năng tăng đề kháng cho đường hô hấp. Kẽm có nhiều trong hải sản, hạt hướng dương và hạt đỗ.

Thuốc sắt và Axit folic cho bà bầu có tác dụng giúp giảm khả năng dị tật ở thai nhi, giúp phòng thiếu máu ở mẹ, tránh đau đầu, hoa mắt chóng mặt và tăng cường sức khỏe để người mẹ chống lại các bênh thông thường.

– Bổ sung vitamin C:

Vitamin C có tác dụng chống lại oxy hóa trong cơ thể và các chất có hại, đồng thời có chức nang phòng chống và nâng cao kha năng đề kháng ở đường hô hấp. Bà bầu nên bổ sung nhiều thực phẩm giàu vitamin C như cam, bưởi, nho…

– Súc miệng bằng nước muối và nhỏ nước muối sinh lý thường xuyên.

Các chuyên gia khuyên rằng, bà bầu nên súc miệng bằng nước và nhỏ mũi vào sáng sớm và buổi tối trước khi đi ngủ. Việc này không chỉ hạn chế các bệnh răng lợi mà còn giúp mẹ bầu tránh được các bệnh như ho, ngứa rát cổ họng.

– Duy trì độ ẩm trong phòng:

Thời tiết khô hanh sẽ tạo điều kiện cho viruts sinh trưởng và phát triển trong hệ thống đường hô hấp, Vì vậy, mẹ bầu nên cố gắng sử dụng máy làm ẩm và giữ độ ẩm trong phòng khoảng 45% là tốt nhất.

– Uống đủ nước:

Mẹ nên bổ sung nước mỗi ngày để có cơ thể khỏe mạnh ( Ảnh internet )

Uống đủ từ 2 đến 3 lít nước một ngày sẽ giúp mẹ bầu có cơ thể khỏe mạnh hơn, phòng tránh cúm và viêm họng.

– Hạn chế đến chỗ đông người khi có dịch bệnh:

Mẹ bầu nên hạn chế đến chỗ đông người như các đám đình, hội họp vì ở những môi trường này khả năng người bị cúm cũng nhiều hơn nên khả năng mắc bệnh của mẹ cũng tăng lên nhiều lần.

Hiện nay dịch Zika đang lan rộng và gây những nguy hiểm khó lường cho thai nhi nên mẹ bầu được khuyến cáo không đi vào vùng dịch, hạn chế tiếp xúc với người từ vùng dịch đến và sử dụng bao cao su nếu chồng bạn bị cảm cúm.

– Nghỉ ngơi hợp lý:

Chế độ nghỉ ngơi là rất cần thiết giúp mẹ bầu phục hồi năng lượng và sức khỏe. Nên vận động nhẹ nhàng để tăng sự lưu thông máu cho cơ thể.

– Hạn chế tiếp xúc với cồn và khói thuốc:

Bà bầu bị cảm cúm nên làm gì để có thai kỳ khỏe mạnh?

Rượu bia và khói thuốc làm tăng nguy cơ mắc bệnh cảm cúm ở bà bầu ( Ảnh internet )

Cồn và khói thuốc có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh cảm cúm và đường hô hấp cho bà bầu. Còn rượu và chất cồn có thể khiến bà bầu luôn rơi vào tình trạng mất nước, gây suy giảm hệ miễn dịch của cơ thể.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn