Trang chủ » Chúng ta sẽ như thế nào nếu cơ thể thiếu máu, thiếu sắt?

Chúng ta sẽ như thế nào nếu cơ thể thiếu máu, thiếu sắt?

(04/06/2018)

Tình trạng thiếu sắt, thiếu máu hiện nay đang rất phổ biến, đặc biệt là ở phụ nữ và trẻ nhỏ. Thiếu sắt không chỉ là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu máu mà còn gây nhiều hậu quả nguy hiểm cho sức khỏe của con người.

5 (100%) 1 vote

Thiếu máu thiếu sắt là căn bệnh như thế nào?

Thiếu máu thiếu sắt là một cách gọi tắt của tình trạng thiếu máu do thiếu sắt, xảy ra khi cơ thể không có đủ chất sắt để sản sinh hồng cầu. Khi một người bị mắc chứng thiếu máu thì nguyên nhân đầu tiên cần nghĩ tới là do thiếu sắt.

Sắt là một trong những chất cực kỳ quan trọng đối với cơ thể, là thành tố chính tham gia vào quá trình tạo máu, là thành phần của huyết sắc tố có trong hồng cầu và nhiều men khác trong cơ thể vì chất này tham gia vào quá trình vận chuyển oxy và các chất dinh dưỡng đến mọi tế bào, mọi cơ quan, bộ phận.

Thiếu máu đang là căn bệnh phổ biến, đặc biệt đối với phụ nữ đang mang thai và trẻ em, gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Tuy nhiên, căn bệnh này thường không được quan tâm đúng mức và khó phát hiện vì hầu hết người bệnh đều chủ quan khi xem những biểu hiện của bệnh là do làm việc mệt mỏi gây nên.

Vậy tỷ lệ hồng cầu (hemoglobin) trong máu như thế nào thì được coi là thiếu máu, Tổ chức Y tế Thế giới định nghĩa thiếu máu là tình trạng có:

  • Hb <11 g / dL ở trẻ em từ 6-59 tháng
  • Hb <11,5 g / dL ở trẻ em từ 5-11 tuổi
  • Hb <12 g / dL ở trẻ em độ tuổi từ 12-14 tuổi.
  • Hb <13 g / dL ở nam giới trên 15 tuổi.
  • Hb <12 g / dL ở phụ nữ không mang thai trên 15 tuổi.
  • Hb <12 g / dL ở trẻ em độ tuổi từ 12-14 tuổi.

chúng ta sẽ ra sao nếu bị thiếu máu thiếu sắt

Biểu hiện của bệnh thiếu máu thiếu sắt?

Ban đầu triệu chứng thiếu máu thiếu sắt thường nhẹ nhàng như hoa mắt chóng mặt khi đổi tư thế đột ngột. Tuy nhiên sự phát triển âm thầm của bệnh có thể khiến chúng ta mệt mỏi từ từ và sức khỏe ngày càng suy kiệt.

Những triệu chứng có thể xuất hiện trong quá trình bệnh thiếu máu thiếu sắt chuyển nặng hơn bao gồm:

– Thường xuyên bị hoa mắt chóng mặt khi đổi tư thế đột ngột (đứng đột ngột từ tư thế nằm hay ngồi)
– Mệt mỏi
– Da nhợt nhạt, da mặt xanh xao
– Thỉnh thoảng có thể bị khó thở
– Đau đầu, đau nửa đầu, đau vùng vai gáy
– Tê và lạnh chân tay
– Căng thẳng, dễ nổi cáu
– Viêm hoặc đau nhức lưỡi
– Khả năng nhiễm trùng tăng lên, khả năng miễn dịch giảm
– Móng tay mềm, cong
– Nhịp tim không đều

Chúng ta sẽ phải đối mặt với điều gì nếu thiếu máu thiếu sắt?

1. Ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản

Đối với những bà bầu đang trong thời gian “mang nặng”, thiếu máu tăng nguy cơ sinh non, tăng tỉ lệ mắc bệnh và tử vong của mẹ và em bé trong bụng. Không phải bỗng nhiên người ta lại coi bệnh thiếu máu thiếu sắt là một mối đe dọa lớn trong sản khoa.

Theo thống kê của WHO, khoảng gần 1/3 dân số thế giới bị thiếu máu, chủ yếu là thiếu máu do thiếu sắt. Viện dinh dưỡng quốc gia cũng chỉ ra rằng 36,8% phụ nữ mang thai và 28,8% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản tại Việt Nam đều thiếu máu thiếu sắt.

thiếu máu thiếu sắt dễ xảy ra tình trạng sinh non

2. Rụng tóc, bong móng

Thiếu sắt khiến cho da dẻ của người bệnh bị nhăn nheo, tóc bị rụng và mỏng, móng tay dễ bị bong. Sở dĩ xảy ra vấn đề này là vì khi trong máu thiếu sắt, phần chân tóc cũng sẽ bị ảnh hưởng. Thiếu dinh dưỡng khiến chân tóc yếu và dễ bị tổn thương hơn, dẫn đến việc tóc dễ bị rụng. Cải thiện chế độ ăn uống là cách đơn giản và dễ làm nhất để cân bằng lượng sắt trong máu. Bạn nên tích cực bổ sung các loại thực phẩm giàu sắt để lấy lại sự cân bằng sắt trong máu.

3. Ảnh hưởng đến trí tuệ

Bạn biết không, thiếu máu do thiếu sắt là nguyên nhân làm giảm 10 – 30% năng suất lao động do khả năng tư duy và nhận thức của não bộ người bệnh đều giảm sút. Điều này đã được chứng minh thông qua nghiên cứu trên 5400 trẻ em từ 6 đến 16 tuổi. Các nhà nghiên cứu đã thấy rằng, khi làm bài kiểm tra toán, các em thiếu sắt có khuynh hướng bị điểm dưới trung bình cao gấp đôi so với các em học sinh bình thường khác. Trẻ bị thiếu sắt cũng kém tập trung và hay ngủ gật trong giờ, khó nhớ bài và mau quên hơn.

4. Ảnh hưởng đến tim mạch

Nhịp tim nhanh và bất thường là tình trạng thường gặp với những bệnh nhân thiếu máu thiếu sắt. Khi thiếu sắt, tim phải bơm máu nhiều hơn để bù đắp sự thiếu oxy trong máu. Ở những người bị bệnh động mạch vành, nếu không được kiểm soát thiếu máu có thể dẫn đến đau thắt ngực.

thực phẩm giàu sắt giúp ngăn ngừa thiếu máu thiếu sắt hiệu quả

Ngăn ngừa căn bệnh thiếu máu thiếu sắt từ những cách đơn giản nhất

Để phòng ngừa và cải thiện tình trạng thiếu máu thiếu sắt, không chỉ người bệnh mà tất cả chúng ta cần chủ động bổ sung lượng sắt cần thiết vào cơ thể. Nhu cầu chất sắt tùy theo mỗi người. Phụ nữ trong độ tuổi từ 19 đến 50 cần 18mg mỗi ngày. Đặc biệt, phụ nữ mang thai cần đến 27mg. Phụ nữ trong giai đoạn cho con bú cần bổ sung 9mg sắt.

Cách đơn giản và thuận tiện nhất chính là bổ sung sắt cho bà bầu chế độ ăn uống hàng ngày. Bạn nhớ chú ý sử dụng các loại thực phẩm giàu sắt như thịt bò, rau có màu xanh đậm, các loại đậu…trong các món ăn hàng ngày để cung cấp sắt cho cơ thể một cách tự nhiên.

Đối với phụ nữ mang thai, lượng sắt cần cho cơ thể rất lớn, chỉ bổ sung qua thực phẩm hàng ngày là không đủ. Do đó, lời khuyên của bác sĩ chính là các mẹ bầu nên sử dụng các viên sắt – axit folic hàng ngày. Mẹ có thể lựa chọn thực phẩm bảo vệ sức có chứa sắt Ferrochel ở dạng axit amin Chelate có khả năng hấp thụ cao, giúp giảm triệu chứng thiếu máu do thiếu sắt, phục hồi sức khoẻ. Sản phẩm được chọn nên đã được nghiên cứu, kiểm nghiệm và chứng nhận hiệu quả bởi cơ quan y tế uy tín trong và ngoài nước.

Thiếu máu thiếu sắt không phải là căn bệnh nan y không chữa được nhưng sẽ là một căn bệnh nguy hiểm nếu không được quan tâm và có các phương pháp điều trị, chế độ ăn uống hợp lí. Bạn nhớ đừng lơ là khi có những dấu hiệu thiếu máu thiếu sắt, nếu thấy tình trạng kéo dài thì gặp bác sĩ để được thăm khám và nhận được lời khuyên là điều bạn nên làm.

Chúc bạn luôn khỏe mạnh!

Tổng hợp: Thanh Thủy

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn