Trang chủ » Mách mẹ cách kiểm soát đường huyết khi bị tiểu đường thai kỳ

Mách mẹ cách kiểm soát đường huyết khi bị tiểu đường thai kỳ

(18/07/2017)

Tiểu đường thai kỳ có ảnh hưởng không tốt đến thai nhi và sức khỏe của bà bầu. Nếu kết quả chẩn đoán cho thấy bị tiểu đường thai kỳ thì mẹ cần làm gì để kiểm soát chỉ số đường huyết khi mang thai?

5 (100%) 1 vote

Nguyên nhân dẫn đến tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ là tình trạng mất cân bằng hàm lượng đường huyết trong thời kỳ mang thai, thường xuất hiện sau khi thai nhi được 24 tuần tuổi và hầu hết các trường hợp sẽ giảm triệu chứng lúc con chào đời.

trieu chung tieu duong thai ky

Các chuyên gia chỉ ra rằng, để cung cấp glucose và dinh dưỡng cho thai nhi phát triển, cơ thể mẹ phát triển kháng insulin ở một mức độ nào đó. Kháng insulin ở mức độ nhỏ có lợi do cung cấp thai nhi lượng glucose cần khi người mẹ bị đói trong thời gian ngắn. Vậy nhưng cũng có những lúc kháng insulin vượt ra khỏi tầm kiểm soát và đấy là nguyên nhân khiến mẹ bị tiểu đường thai kỳ.

Tiểu đường thai kỳ có thể dẫn tới thai to và tổn thương khi sinh và nếu hàm lượng đường huyết lúc đói của mẹ bầu vượt quá 150mg% thì nguy cơ tử vong bào thai tăng ở tuần thứ 4-8 của thai kỳ. Bệnh đồng thời cũng làm tăng nguy cơ bi tiểu đường týp 2 của mẹ trong tương lai.

Làm thế nào để kiểm soát chỉ số đường huyết khi bà bầu bị tiểu đường thai kỳ?

1. Bà bầu khi mang thai cần có chế độ ăn hạn chế bơ sữa trâu và bơ

Thông thường các bà mẹ thường có xu hướng ăn rất nhiều chất dinh dưỡng để thai nhi được phát triển toàn diện, trong đó bơ sữa trâu và bơ là lựa chọn ưa thích của nhiều người. Vậy nhưng cả bơ sữa trâu và bơ đều chứa nhiều chất béo bão hòa sẽ ảnh hưởng không tốt khiến tình trạng tiểu đường thai kỳ của mẹ trở nên nặng hơn.

Các chuyên gia còn khuyến cáo mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ cần hạn chế hấp thu thực phẩm chiên rán và nên ăn nhiều chất béo không bão hòa như dầu oliu và các loại hạt.

2. Bà bầu nên ăn ít nhất 6 bữa nhỏ trong ngày

Thay vì ăn 2-3 bữa lớn như bình thường thì mẹ bầu nên chia thành nhiều bữa nhỏ để có thể ăn cả ngày. Điều này giúp đảm bảo sự bổ sung dinh dưỡng liên tục cho thai nhi đang phát triển và ngăn ngừa dao động hàm lượng đường huyết. Mẹ cũng cần thường xuyên nhờ sự tư vấn từ bác sĩ dinh dưỡng về vấn đề ăn uống của mình để có thể kiểm soát tiểu đường thai kỳ tốt hơn.

3. Điều trị tiểu đường thai kỳ hiệu quả hơn bằng việc hạn chế đồ ăn ngọt

Dù có thèm đồ ăn ngọt sau mỗi bữa ăn nhưng tốt nhất mẹ bầu nên hạn chế những đồ ăn này. Đồ ngọt thực sự là kẻ thù nguy hiểm của tiểu đường thai kỳ, nó có thể làm tăng hàm lượng đường huyết một cách đột ngột. Cũng vì vậy mà có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của mẹ và bé.

4. Tập luyện hàng ngày để hạn chế biểu hiện của tiểu đường thai kỳ

Hãy loại ngay trong đầu bạn ý nghĩ “Trong thai kỳ không được tập luyện và phải hạn chế hoạt động thể chất”. Mẹ bầu cần biết rằng, thực tế tập luyện ở mức trung bình chỉ đơn giản như đi bộ 40 phút hàng ngày đã có thể giúp kiểm soát hàm lượng đường huyết.

5. Chủ động tìm hiểu thông tin, tôn trọng và tuân thủ theo lời khuyên của bác sĩ

Mẹ cần biết và hiểu về các biến chứng của tiểu đường thai kỳ, từ đó đến gặp bác sĩ ngay lập tức khi có biểu hiện khác lạ. Nên nhớ rằng mất kiểm soát hàm lượng đường huyết có thể gây hại cho bản thân mẹ cũng như thai nhi trong bụng. Bởi vậy mẹ cần nhớ dùng thuốc theo đơn và tuân thủ theo lời khuyên của bác sĩ để tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra.

 

Đừng bỏ lỡ bài viết bạn quan tâm

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn