Trang chủ » Cảnh giác nguy cơ thiếu máu trong thai kì của mẹ bầu

Cảnh giác nguy cơ thiếu máu trong thai kì của mẹ bầu

(20/06/2020)

Thiếu máu đơn giản là không có đủ tế bào hồng cầu hoặc huyết sắc tố ít hơn bình thường. Khi mang thai, kiểm tra máu được thực hiện ở lần khám tiền sản đầu tiên và sau đó lại bắt đầu vào tam cá nguyệt thứ ba.

Rate this post

Có một số định nghĩa khác nhau về thiếu máu. Đối với nam giới, mức độ huyết sắc tố bình thường thường được xác định là mức hơn 13,5 gram/100 ml và ở phụ nữ là huyết sắc tố hơn 12,0 gram/100 ml. Theo Đại học Ob-Gyn (ACOG), phụ nữ mang thai có nồng độ hemoglobin dưới 11 gram/100 ml hoặc mức hematocrit dưới 33% thường được coi là thiếu máu.

Nếu không có đủ chất sắt từ chế độ ăn, cần tham khảo ý kiến bác sĩ về việc bổ sung viên sắt. Nếu gặp phải các vấn đề về đường tiêu hóa do mang thai, hãy lựa chọn loại thuốc bổ sung sắt phù hợp có thể giúp giảm thiểu tác dụng phụ và dễ dàng tăng hấp thu sắt.

tinh-trang-thieu-oi-o-me-bau-va-cach-khac-phuc-3

Thiếu máu thiếu sắt ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và bé

Triệu chứng thiếu máu trong thai kì

Các triệu chứng thiếu máu từ trung bình đến nặng (thường dưới 8.0) bao gồm:

  • Mệt mỏi
  • Yếu đuối
  • Ngất xỉu
  • Chóng mặt
  • Buồn nôn
  • Nhức đầu
  • Xanh xao
  • Huyết áp thấp
  • Tăng nhịp tim

Có đủ chất sắt cũng giúp phục hồi sau sinh nhanh hơn. Bị thiếu máu khiến mẹ bầu có nguy cơ bị chảy máu nhiều hơn bình thường sau khi sinh (xuất huyết sau sinh) và làm tăng nhu cầu truyền máu.

Nguyên nhân gây thiếu máu trong thai kỳ

  • Thiếu máu thiếu sắt
  • Thiếu máu do mất máu
  • Thiếu Vitamin B12
  • Thiếu axit folic
  • Thiếu máu di truyền (thiếu máu hồng cầu hình liềm, thiếu máu, thiếu máu Fanconi)

Các yếu tố nguy cơ gây thiếu máu do thiếu sắt bao gồm

  • Chế độ dinh dưỡng thiếu sắt. (các thực phẩm giàu sắt bao gồm nghêu, sò, gan, thịt bò, tôm, gà tây, ngũ cốc ăn sáng, đậu và đậu lăng)
  • Chế độ dinh dưỡng thiếu các chất hỗ trợ tăng cường khả năng hấp thu sắt (thiếu Vitamin C, …)
  • Ăn quá nhiều thực phẩm làm giảm hấp thu sắt: cà phê, trà hoặc bổ sung sắt chưa đúng cách
  • Bệnh đường tiêu hóa ảnh hưởng đến sự hấp thụ sắt
  • Khoảng cách giữa 2 lần mang thai quá ngắn

Biến chứng thiếu máu trong thai kỳ

Thiếu máu thiếu sắt khi mang thai có liên quan đến việc tăng nguy cơ:

  • Cân nặng khi sinh thấp
  • Sinh non
  • Tử vong chu sinh
  • Trầm cảm sau sinh
  • Giảm hiệu suất tinh thần và tâm thần ở trẻ em

Thiếu máu thai kì có thể ảnh hưởng đến em bé

Một nghiên cứu gần đây từ Thụy Điển được công bố vào năm 2019 cho thấy thiếu máu được chẩn đoán sớm hơn trong thai kỳ (≤30 tuần) có liên quan đáng kể đến nguy cơ mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ, rối loạn tăng động giảm chú ý và thiểu năng trí tuệ ở trẻ về sau.

Khi được chẩn đoán thiếu máu, mẹ bầu sẽ cần một số xét nghiệm bổ sung để tìm ra các nguyên nhân, bao gồm nồng độ ferritin và transferrin trong huyết thanh hoặc tổng khả năng liên kết sắt, điện di hemoglobin và kiểm tra phân.

chung-ta-se-nhu-the-nao-neu-co-the-thieu-mau-thieu-sat-3

Tăng cường sắt từ thực phẩm và viên uống bổ sung giúp ngăn ngừa thiếu máu thiếu sắt

Bổ sung sắt đúng cách giúp ngăn ngừa thiếu máu khi mang thai

Tăng cường chất sắt từ thực phẩm

  • Thịt đỏ, gan động vật, đặc biệt là gan gà
  • Các loại ngũ cốc
  • Gạo nếp đen
  • Các loại rau có màu xanh lá cây đậm
  • Quả sung
  • Các loại hạt (đặc biệt là hạnh nhân)
  • Trứng

Thực phẩm chứa nhiều folate cũng rất quan trọng, vì vậy hãy thử ăn măng tây, lúa mạch, thịt bò, men bia, gạo nâu, phô mai, thịt gà, chà là, rau lá xanh, thịt cừu, đậu lăng, đậu, gan, sữa, cam, đậu Hà Lan , rau củ, cá hồi, cá ngừ, mầm lúa mì và ngũ cốc.

Bổ sung viên sắt, thuốc sắt cho bà bầu

Để phòng ngừa những tác dụng phụ: buồn nôn, táo bón, … cho mẹ bầu khi sử dụng viên bổ sung sắt, các chuyên gia khuyên mẹ nên bổ sung sắt dạng hữu cơ. Đây là dạng sắt được chứng minh có cơ chế hấp thu dễ dàng và không gây tác dụng phụ. Sắt Ferrochel trên thị trường hiện nay là dạng ion sắt được nhiều cơ quan, tổ chức uy tín của châu Âu công nhận về độ an toàn và khả dụng sinh học, là dạng sắt hữu cơ non – heme rất an toàn với mẹ bầu.

Cơ quan an toàn thực phẩm châu Âu (EFSA) công nhận Ferrochel an toàn và khả dụng sinh học cao. Ferrochel cũng nhận được số đăng ký từ CAS của Hiệp hội Hóa học Mỹ (TRAACS FTIR) và FAD (Mỹ) về độ an toàn tuyệt đối.

Lựa chọn viên sắt có thành phần là Ferrochel sẽ giúp người thiếu máu thiếu sắt bổ sung đúng loại sắt với các ưu điểm:

  • Khả dụng sinh học cao nhất
  • Khả năng dung nạp tốt hơn so với sắt vô cơ, ít gây kích ứng đường tiêu hóa
  • Tác dụng nhanh, cải thiện thiếu máu tốt hơn
  • An toàn hơn trong việc sử dụng
  • Không có phản ứng với các thành phần vitamin và khoáng chất trong thức ăn khác

Lựa chọn sắt đúng loại hấp thu cao, không táo bón, nóng trong sẽ giúp mẹ bầu đảm bảo đáp ứng đủ lượng sắt cho cơ thể và nhu cầu phát triển của thai nhi.

Nguồn: Sắt bà bầu

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn