Trang chủ » Bà bầu bị khó thở – Một số nguyên nhân thường hay gặp

Bà bầu bị khó thở – Một số nguyên nhân thường hay gặp

(22/08/2018)

Có nhiều lý do khiến cho các bà bầu bị khó thở khi mang thai, vì cơ thể người phụ nữ đang phải trải qua những thay đổi lớn. Đôi khi nguyên nhân bà bầu khó thở chỉ đơn giản là do quần áo chật chội, tuy nhiên đôi khi đây là triệu chứng của những bệnh nguy hiểm khác.

 

Rate this post

Một số nguyên nhân khó thở ở bà bầu thường gặp sau đây:

Bà bầu khó thở do hormon progesterone

Khi mang thai thì lượng hormon progesterone tăng lên, làm ảnh hưởng trực tiếp đến phổi, kích thích trung tâm điều khiển hô hấp trên não. Kết quả, hơi thở bà bầu chậm và sâu, cảm giác hít thở khó khăn.

Bà bầu khó thở do thai nhi phát triển to

Từ những tháng thứ 4 trở đi, nhất là ở cuối giai đoạn thai kỳ, thai nhi phát triển to, gây áp lực lên cơ hoành (cơ nằm phía dưới phổi) khiến cử động của cơ hoành giảm bớt, bà bầu phải thở sâu, thở nhiều hơn để lấy nhiều không khí chứa ôxy.

Sự phát triển của thai nhi lúc này khiến mẹ bầu cần tăng hơn 40% dung tích thở trong khi nhu cầu về oxy chỉ tăng 20%. Chính vậy nên dẫn đến tình trạng bà bầu thở ra nhiều carbon dioxyde hơn bình thường. Mức carbon dioxyde thấp trong máu làm tăng thở nông, nên tăng cảm giác khó thở nên bà bầu có thể cảm thấy những nhịp thở khó khăn, ngắn như đang trong quá trình chuyển dạ, đặc biệt là khi mang song thai hoặc đa thai.

Bà bầu khó thở do bệnh van tim

Những bà bầu có bệnh van tim thường có biểu hiện mệt mỏi, khó thở, đau ngực, suy tim, rối loạn nhịp. Bệnh van tim là căn bệnh vô cùng nguy hiểm, nhất là với phụ nữ mang thai vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới cả mẹ và thai nhi. Nếu không có chế độ theo dõi đặc biệt từ bác sĩ, quá trình mang thai có thể xảy ra nhiều nguy cơ. Bà bầu có bệnh về van tim cần đi khám thường xuyên, để được các bác sĩ theo dõi và chăm sóc sát sao nhất.

Bà bầu khó thở do suy tim chu sản

Bà bầu sẽ có các triệu chứng như giới hạn hoạt động thể lực, khó thở, phù mắt cá, ho khi nằm đầu thấp, nhịp tim nhanh, gallop T3 (nghe tim tiếng ngựa phi), diện tim đập rộng, tĩnh mạch cổ nổi…

Để phát hiện và điều trị bệnh suy tim, bà bầu cần có chế độ khám thai và chăm sóc thai chu đáo. Bà bầu cần tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ khám thai, đặc biệt cần báo cho bác sĩ khi mình có các yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp trong thai kỳ, tiền sản giật, đa thai, sinh nhiều lần…

Bà bầu khó thở do cơn tétani

Bà bầu sẽ gặp tình trạng co cơ đột ngột, nhất là ở bàn tay và ngón tay tạo nên hình ảnh như bàn tay người đỡ đẻ. Tình trạng co cơ có thể biểu hiện ở các vị trí khác như ở chân hay ở mặt. Một số trường hợp co thắt khí quản gây khó thở hay đau bụng do co thắt cơ trơn ở ruột… Nguyên do là nồng độ canxi máu của người mẹ giảm.

Bà bầu được điều trị bằng cách bổ sung canxi (1.000 – 1.500mg/ngày) và vitamin D bằng các thức ăn giàu canxi (cua, cá, thịt…), phơi nắng để tăng tổng hợp vitamin D từ da…

Bà bầu khó thở do phù phổi cấp

Bà bầu sẽ có có các biểu hiện như khó thở đột ngột, cảm giác ngứa cổ, có thể không có đờm bọt. Trong trường hợp kịch phát, bà bầu sẽ đột ngột khó thở, nhịp thở nhanh, ho nhiều, môi và đầu chi tím, tinh thần hốt hoảng lo sợ, tức ngực, vã mồ hôi lạnh chân tay. Các triệu chứng trên nặng lên nhanh, tim thường có nhịp nhanh > 100 lần/phút, kèm theo các tiếng tim bệnh lý đôi khi có tiếng ngựa phi.

Khi gặp những biểu hiện khó thở nghi ngờ như trên, bà bầu cần được đưa đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị.

Bà bầu khó thở do hen phế quản

Các triệu chứng của cơn hen xuất hiện trong giai đoạn có thai như khó thở ở các mức độ khác nhau; nghe phổi có tiếng ran rít, ran ngáy chứng tỏ có tắc nghẽn đường hô hấp do co thắt, phù nề và tăng tiết…

Khi cơn hen đã xảy ra, việc đầu tiên là phải cung cấp đầy đủ lượng ôxy cho bà bầu để tránh tình trạng thiếu ôxy máu có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Bà bầu nên được bác sĩ theo dõi thường xuyên trong suốt thai kỳ, dùng thuốc dạng xịt hoặc dạng uống theo đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Bà bầu khó thở do nhiều đờm

Trong quá trình bị cảm cúm, hoặc bị viêm xoang, đờm đậm đặc có thể được sinh ra, kết dính bịt kín lỗ mũi, cổ họng gây khó thở.

Bà bầu khó thở cần phải làm gì?

Khi gặp trường hợp khó thở, bà bầu cần ngồi nghỉ ngay, giữ lưng thẳng để phổi có thể hít thở không khí dễ dàng, nếu đứng thì cũng giữ lưng được thẳng. Cong người lại sẽ khiến bà bầu khó thở hơn.

Nếu đang ngủ mà thấy khó thở, bà bầu có thể kê vài chiếc gối nhỏ ở phần lưng để tránh áp lực của thai nhi chèn lên phổi.

Bà bầu nên có chế độ làm việc hợp lý, nghỉ ngơi nhiều, đi lại nhẹ nhàng, tránh lao động nặng nhọc, quá sức.

Nếu khó thở kèm theo các triệu chứng khác như: mệt mỏi, chóng mặt, hoa mắt… có thể cảnh báo nguy cơ huyết áp thấp ở thai phụ. Hoặc đối với những người có tiền sử mắc các bệnh như: hen suyễn, tăng huyết áp,… thì có thể nguy hiểm đến tính mạng. Bà bầu cần đến khám tại các cơ sở y tế để được khám và chữa trị kịp thời.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn