Trang chủ » 7 rắc rối mẹ bầu gặp phải trong 3 tháng giữa thai kỳ

7 rắc rối mẹ bầu gặp phải trong 3 tháng giữa thai kỳ

(16/06/2017)

3 tháng giữa thai kỳ được coi là khoảng thời gian dễ chịu nhất, tuy nhiên mẹ bầu vẫn phải đối mặt với một số vấn đề rắc rối.Hướng dẫn thực đơn dinh dưỡng chuẩn cho mẹ bầu

5 (100%) 1 vote

1. Mang thai 3 tháng giữa thai kỳ mẹ thường bị mệt mỏi

Mặc dù 3 tháng giữa thai kỳ được coi là quãng thời gian dễ chịu nhất trong suốt quá trình mang thai nhưng đôi lúc vẫn khiến bạn mệt mỏi.

Những cơn mệt mỏi ở giai đoạn này thường xuất hiện vào buổi chiều sau một ngày làm việc dài. Nếu ở trên cơ quan, mẹ bầu có thể nghỉ một lát và ăn một chút hoa quả cũng như đứng lên đi lại vài vòng. Còn nếu đang ở nhà, bạn có thể ngủ một giấc ngủ ngắn lúc xế chiều.

Yoga dành cho bà bầu có thể giúp bạn khắc phục mệt mỏi, lại làm chắc khỏe các dây chằng xung quanh xương chậu. Điều này khiến cơn chuyển dạ dễ dàng hơn.

Nếu bạn thường xuyên cảm thấy không khỏe thì đến gặp bác sĩ là lựa chọn tốt nhất cho mẹ bầu trong trường hợp này.

2. Khó thở

Đến 3 tháng giữa của thai kỳ, không ít thai phụ gặp trục trặc trong quá trình hô hấp. Họ cảm thấy tự nhiên khó thở, có thể kèm theo các triệu chứng khác như tim đập nhanh, chân tay run rẩy, cơ thể mệt mỏi…

Nguyên nhân của tình trạng khó thở là do trong giai đoạn thai nghén, người mẹ cần nhiều oxy hơn và thở nhanh là một trong những cách để lấy oxy vào cơ thể.

Hormone progesterone tăng lên, ảnh hưởng trực tiếp đến phổi, kích thích trung tâm điều khiển hô hấp trên não. Kết quả, nhịp thở trở nên khó khăn và gấp gáp hơn. Bên cạnh đó, việc bào thai lớn lên gây sức ép lên lồng ngực và phổi khiến bạn khó thở nhiều hơn.

Tình trạng khó thở và thở gấp khi mang thai phần lớn là bình thường và không gây hại. Mẹ bầu nên tăng cường nghỉ ngơi, khi ngồi thì nên ngồi thẳng và giữ cho vùng lưng được thẳng khi ngồi để phổi có khoảng không dễ dàng khi tiếp nhận oxy.

Ngay cả khi đứng, bạn cũng nên giữ vùng lưng được thẳng. Cong người lại sẽ khiến bạn khó thở hơn. Khi ngủ, có thể kê vài chiếc gối nhỏ ở phần thân trên để tránh áp lực của thai nhi chèn lên phổi.

3. Vụng về

Khi mang thai, nhiều mẹ bầu thấy sự khéo léo thường ngày của mình dường như bay đi đâu mất. Bụng bầu to lên khiến bạn dễ mất thăng bằng, dẫn tới vấp, ngã. Để khắc phục, mẹ bầu cần tránh đi lại trên sàn trơn, nên đi giày (dép) phù hợp.

Phần lớn các trường hợp lóng ngóng khi mang thai là bình thường, do thay đổi ở thể chất người mẹ. Ngoài ra, hội chứng ống cổ tay có thể gây đau, tê ngón tay cũng làm bạn vụng về hơn thì mẹ bầu cần đi khám sớm.

7 rắc rối gặp phải trong mang thai 3 tháng giữa thai kỳ
3 tháng giữa được coi là dễ chịu nhất trong thai kỳ, tuy nhiên mẹ bầu vẫn có thể gặp phải những rắc rối. (Ảnh minh họa)

4. Bầu 3 tháng giữa thai kỳ thường có cảm giác đau háng

Những cơn đau nhói, ngắn sẽ xuất hiện ở khu vực này nhưng từ tuần 24 trở đi. Thông thường, cơn đau sẽ mạnh hơn khi đứng hoặc di chuyển. Nó cũng có thể xảy ra khi đi bộ, ho hoặc thay đổi tư thế (như vừa bước ra khỏi ôtô).

Có rất nhiều lý do gây nên những cơn đau bất thường này. Một trong số đó là vì dây chằng và các cơ tử cung đang giãn ra để tạo chỗ cho bào thai phát triển. Nhiều thai phụ thấy đau nhói, thường ở một bên háng.

Đau háng cũng có thể là triệu chứng của nhiễm trùng đường tiểu. Điều này phải được bác sĩ chẩn đoán và điều trị sớm.

Ngoài ra, đau háng cũng có thể là dấu hiệu thai ngoài tử cung (trứng đã thụ tinh thường làm tổ ở ống dẫn trứng), đặc biệt nếu kéo theo hiện tượng ra máu kéo dài. Hãy đi khám thường xuyên và tuân thủ chỉ dẫn từ bác sĩ.

5. Chóng mặt

Vào lúc nào đó, bạn sẽ thấy bị chóng mặt nhất là khi nằm ngửa. Điều này là do trọng lượng của thai ép lên các tĩnh mạch mang máu từ phần dưới cơ thể quay lại tim. Nguy hiểm lớn nhất của chóng mặt là làm bạn bị ngất.

Để tránh chóng mặt, nên hạn chế nằm ngửa trong quý II-III. Thay vào đó, hãy nằm nghiêng về bên trái hoặc kê một chiếc gối phía hông khi bạn nằm nghiêng.

Lượng đường trong máu hạ cũng có thể gây nên chóng mặt. Bạn nên duy trì đồ ăn nhẹ giữa các bữa ăn để cân bằng lượng đường trong máu. Nếu thấy hoa mắt, bạn cần ngồi xuống và ăn một chút. Chuối là thức ăn nhanh tuyệt vời vì nó cung cấp năng lượng nhanh; đồng thời, chuối còn giàu kali, giúp giảm sưng phù.

Hãy uống đủ nước vì thiếu nước sẽ làm bạn chóng mặt.

7 rắc rối mẹ bầu gặp phải trong mang thai 3 tháng giữa thai kỳ

6. Rạn da

Khi thai nhi lớn lên, thai phụ thấy da bị căng và xuất hiện vết rạn ở ngực và bụng. Bạn đừng quá lo lắng vì rạn da là điều bình thường, có thể mờ dần và mất hẳn sau một thời gian. Cách tốt nhất để phòng tránh và hạn chế rạn da là giữ cho cơ thể không bị mất nước và giữ ẩm cho da bằng một loại kem an toàn.

7. Táo bón

Nhiều thai phụ bị táo bón trong 3 tháng giữa thai kỳ do bổ sung canxi và viên sắt . Để tránh táo bón, mẹ bầu hãy uống nhiều chất lỏng và dùng các thực phẩm giàu chất xơ ( riêng về sắt hãy chọn loại sắt hữu cơ là loại sắt không gây táo bón , nóng trong ). Ngồi nhiều cũng khiến bạn bị táo bón, vì vậy nên di chuyển thường xuyên hơn.

Nguồn: Sắt bà bầu

Đừng bỏ lỡ bài viết bạn quan tâm

 

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn