Trang chủ » 7 điều sẽ xảy ra khi sinh nở mà mẹ cần biết

7 điều sẽ xảy ra khi sinh nở mà mẹ cần biết

(01/08/2017)

Đến ngày cận sinh mẹ sẽ có rất nhiều lo lắng khó giải tỏa, đặc biệt là đối với mẹ sinh con lần đầu. Dưới đây là những điều sẽ xảy ra trong quá trình “vượt cạn” mà mẹ cần biết.

5 (100%) 1 vote

1. Cảm giác khi vỡ ối sẽ như thế nào?

Ối chính là túi nước bao bọc quanh em bé, đây chính là môi trường sống của bé trong suốt khoảng thời gian nằm trong bụng mẹ và cũng được vì như một chiếc túi bảo vệ sự an toàn cho thai nhi, tránh nhiễm khuẩn từ bên ngoài. Ở giai đoạn cuối thai kỳ, nhất là những ngày sắp sinh, bà bầu có thể bị vỡ ối bất kỳ lúc nào, thường sẽ xảy ra trước khi xuất hiện dấu hiệu chuyển dạ. Cũng có một số người bị rỉ ối trong thời gian dài trước khi sinh rất lâu, gây ra hiện tượng cạn ối.

Nếu túi ối bị vỡ, bạn sẽ cảm nhận được cảm giác “bục” của túi ối và thấy nước tràn ra từ âm đạo khá nhiều, điều này cũng khiến nhiều mẹ bối rối không biết là nước tiểu hay nước ối. Trong khi đó, rò rỉ ối sẽ khiến mẹ thấy âm đạo tiết nhiều nhờn hơn bình thường, để biết được chính xác đấy có phải nước ối hay không mẹ nên tham khảo trực tiếp ý kiến của bác sĩ.

Nếu bạn bị vỡ ối, hãy đến ngay bệnh viện hoặc thông báo ngay cho bác sĩ để biết nên làm những gì tiếp theo. Đừng lo lắng rằng đó có thể chỉ là nước tiểu và cảm thấy xấu hổ nếu không phải nước ối vì đã có rất nhiều người nhầm lẫn như vậy rồi.

2. Có nước ối “trước” và nước ối “sau”

Nước ối “trước” là loại ở trước đầu trẻ và ối “sau” là nước ối ở sau đầu trẻ. Tỷ lệ mẹ bầu vỡ ối sau là không nhiều và trong trường hợp này mẹ bầu thường không cảm nhận được nước ối đã bị vỡ.

3. Vỡ màng chất nhầy khiến chất nhầy chảy ra nhiều

Màng chất nhầy là một dạng chất nhầy trong cổ tử cung của người mẹ. Chất nhầy này được nhiều người tin có tác dụng ngăn chặn các căn bệnh truyền nhiễm xâm nhập vào tử cung, sẽ chảy ra khỏi âm đạo của người mẹ trước hoặc trong quá trình sinh nở. Thường chất nhầy có thể lẫn máu.

4. Cảm giác đau đẻ mỗi người mỗi khác

Tư thế của thai nhi có thể ảnh hưởng đến vị trí và cảm giác đau đẻ của người mẹ. Bắt đầu chuyển dạ, một số người mẹ có thể cảm thấy như đau bụng kinh; trong khi nhiều người khác lại thấy cơn đau dồn dập, đau “không tả nổi”.

Nếu thai nhi nằm úp mặt vào lưng người mẹ, mẹ bầu sẽ cảm nhận được cơn đau ở ngang bụng trước. Cũng có trường hợp mẹ bầu có cảm giác như “dâng trào” trong cơ thể. Hiện tượng co thắt đỉnh tử cung có thể xảy ra trước khi mẹ bầu thực sự cảm nhận được.

Nếu thai nhi nằm quay mặt ra ngoài với phần lưng áp vào xương sống người mẹ, mẹ bầu sẽ cảm nhận được cơn đau gần giống như đau lưng nhưng sẽ “ghê gớm” hơn. Vì mỗi người mỗi khác nên mẹ cũng chỉ có thể tham khảo mà không chắc sẽ trải qua cơn đau như lời mô tả ở trên.

5. Thai nhi có thể thải phân su vào nước ối

Nếu khi chào đời mà thai nhi gặp vấn đề về sức khỏe thì ruột của con có thể sẽ mở ra và thải phân su. Phân su là một loại hợp chất dính, mềm, màu đen hơi xanh đọng ở ruột của thai nhi. Khi đó, nước ối bị lẫn phân su sẽ chuyển màu từ trong suốt sang xanh hoặc đen.

Thông thường, trẻ sẽ thải phân su trong hai ngày đầu đời, hiện tượng phân su hòa lẫn nước ối chứng tỏ ruột của trẻ đã mở.

6. Về phương pháp gây tê ngoài màng cứng

Thủ thuật gây tê ngoài màng cứng giúp giảm đau liên tục tại phần dưới cơ thể trong khi mẹ bầu vẫn tỉnh táo và có ý thức với toàn bộ cơ thể mình. Nó gây ức chế cảm giác tại vùng cần giảm đau nhưng không làm bà mẹ trở nên tê liệt toàn bộ cơ thể.

Phương pháp gây tê ngoài màng cứng ngày nay được sử dụng phổ biến trong nhiều loại phẫu thuật lớn nhỏ cần gây tê cục bộ và được áp dụng phổ biến trong sản khoa, cho cả phương pháp sinh thường và sinh mổ.

Thuốc gây tê được truyền qua ống thông (rất mảnh và linh hoạt) nối vào khoang ngoài màng cứng bao quanh màng cứng của cột sống. Bà mẹ sẽ được giảm đau hầu như trong suốt quá trình sinh đẻ.

Bất kỳ loại thuốc nào bạn sử dụng để giảm đau trong quá trình chuyển dạ, sinh con cũng có thể có tác động đến em bé. Tuy nhiên, với thủ thuật gây tê ngoài màng cứng, lượng thuốc đi vào dòng máu của bạn là khá nhỏ và với thủ thuật gây tê tủy sống, lượng thuốc còn ít hơn nữa. Hiện tại vẫn chưa có bằng chứng rằng một lượng nhỏ thuốc mà em bé hấp thu vào cơ thể có thể gây hại cho em bé.

Khi tiến hành gây tê ngoài màng cứng, mẹ sẽ trải qua những điều dưới đây:

  • Kiểm tra âm đạo thường được tiến hành để giám sát quá trình chuyển dạ của người mẹ và nếu người mẹ quyết định chọn gây tê ngoài màng cứng, màng bảo vệ cơ quan trong cơ thể có thể bị chọc thủng để việc giám sát thai nhi thuận lợi và chính xác hơn.
  • Khả năng vận động bị suy giảm: Trong nhiều trường hợp, mẹ bầu bị gây tê ngoài màng cứng vẫn có thể vận động nhưng cũng có những trường hợp mẹ bầu không thể cử động dù chỉ một bên chân do áp lực của thuốc gây tê hoặc do tác động ngày càng mạnh của thuốc gây tê lên các dây thần kinh. Tình trạng này cũng có thể khiến mẹ bầu phải nằm trên giường trong thời gian dài.
  • Huyết áp giảm: Khi phản ứng lại thuốc gây tê, hệ tĩnh mạch sẽ giãn ra. Hiện tượng này có thể ảnh hưởng không tốt đến cả người mẹ và thai nhi; vì vậy thuốc gây tê nên được tiêm vào cơ thể người mẹ qua tĩnh mạch ở cẳng tay hoặc mu bàn tay.
  • Gây tê ngoài màng cứng cũng ảnh hưởng đến bàng quang: Dưới tác dụng của biện pháp gây tê ngoài màng cứng, người mẹ có thể không nhận ra bản thân cần đi tiểu. Nếu đi tiểu khó, người mẹ sẽ cần đặt ống thông. Tình trạng này có thể xuất hiện theo từng đợt, nhưng nếu tiếp diễn các bác sỹ sẽ cần đặt ống thông bên trong cơ thể người mẹ trong suốt quá trình sinh nở.

7. “Vùng dưới” của mẹ sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?

Với các mẹ phải sinh thường thì hầu hết để tạo điều kiện thuận lợi nhất để em bé ra đời thì phải rạch một đường nhỏ mặc dù cổ tử cung có thể mở đến 10 phân. Vết rạch sẽ được khâu lại, tuy nhiên sẽ mất khoảng 1 tuần để phục hồi.

Vết rách âm đạo hoặc vết mổ càng sâu sẽ cần càng nhiều thời gian để hồi phục. Để vết thương nhanh lành, người mẹ cần giữ vệ sinh và thay băng vệ sinh sau mỗi lần đi vệ sinh. Khi đi vệ sinh, người mẹ cũng có thể xả nước nhẹ nhàng lên vết khâu, vết mổ để giảm đau nhức.

 

 

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn