Trang chủ » 6 dấu hiệu cơ thể bạn đang thiếu sắt

6 dấu hiệu cơ thể bạn đang thiếu sắt

(03/01/2020)

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, thiếu sắt là chứng rối loạn dinh dưỡng phổ biến nhất trên thế giới. Và nó đặc biệt phổ biến ở phụ nữ, đặc biệt là những người trong độ tuổi sinh đẻ. Xét nghiệm máu là cách chính xác nhất để biết cơ thể có bị thiếu máu hay không. Bên cạnh đó, cũng có một số biểu hiện thường gặp ở người bệnh bị thiếu máu thiếu sắt được liệt kê dưới đây:

5 (100%) 1 vote

1. Bạn luôn cảm thấy cơ thể mệt mỏi

Cơ thể sử dụng sắt để tạo ra huyết sắc tố, chất trong các tế bào hồng cầu vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Khi không có đủ các tế bào hồng cầu khỏe mạnh, cơ thể bạn  bắt đầu cảm thấy kiệt sức.

2. Khó thở

Nếu cơ thể không vận chuyển oxy đến phổi một cách hiệu quả, bạn sẽ cảm thấy khó thở sau khi gắng sức. Bạn cũng có thể thấy rằng ngày càng khó khăn hơn khi thở vì mức độ sắt thấp có thể khiến sức chịu đựng của cơ thể bị ảnh hưởng.

3. Bạn trông nhợt nhạt và da xanh xao

Nếu mọi người đều nói rằng trông bạn rất nhợt nhạt, xanh xao. Sắt thấp có thể là thủ phạm. Ngoài ra, nếu bên trong môi, nướu và bên trong mí mắt dưới của bạn ít đỏ hơn bình thường, có thể cơ thể bạn đang thiếu chất sắt.

4. Sức đề kháng kém, dễ bị ốm

Nếu bạn cảm thấy cơ thể dễ bị lạnh, thường xuyên bị ốm có thể bạn đang thiếu sắt . Nghiên cứu đã chỉ ra rằng thiếu sắt có thể ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, khiến bạn có nhiều khả năng bị nhiễm trùng và nhiễm virus.

5. Có cảm giác tim đập nhanh

Nếu bạn có cảm giác tim đập nhanh và đập liên tục, thường chỉ trong vài giây hoặc vài phút. Có thể đó là dấu hiệu báo rằng cơ thể bạn đang thiếu sắt.

6. Cảm giác thèm ăn bất thường đối với các chất phi thực phẩm (ví dụ, bụi bẩn, nước đá, sơn hoặc đất sét)

Điều này nghe có vẻ rất lạ, nhưng đó là một triệu chứng thực sự có thể xảy ra khi cơ thể bạn thiếu chất sắt – nó được gọi là triệu chứng pica. Điều này có thể đặc biệt có liên quan trong thai kỳ, khi mức độ sắt thấp có thể đặc biệt phổ biến.

Các triệu chứng như mệt mỏi, khó thở, tim đập nhanh có thể là dấu hiệu báo rằng cơ thể bạn ang thiếu sắt

Tại sao cơ thể bị thiếu sắt

  • Bạn bị mất máu kéo dài: Mất nhiều máu kinh nguyệt có thể khiến bạn có nguy cơ thiếu sắt cao hơn
  • Cơ thể không hấp thụ sắt đúng cách: Các rối loạn tiêu hóa như bệnh viêm ruột (IBD) và bệnh celiac có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ chất sắt của cơ thể. Một số loại thuốc như thuốc kháng axit và PPI cũng có thể ảnh hưởng đến điều này, bằng cách can thiệp vào việc sản xuất axit dạ dày.
  • Bạn là người ăn chay: Việc bổ sung thiếu các sản phẩm động vật có thể khiến việc hấp thu sắt ít hơn, tuy nhiên trên thực tế cơ thể khó để có đủ chất sắt từ chế độ ăn uống hàng ngày.
  • Cơ thể không nhận đủ chất sắt thông qua chế độ ăn uống hàng ngày.

Làm thế nào để tăng mức độ sắt 

Cách làm tăng mức độ sắt đầu tiên là tăng lượng thức ăn giàu chất sắt. Có hai dạng sắt là

  • Sắt heme: Đây là dạng sắt dễ hấp thụ nhất và nó được tìm thấy trong thực phẩm động vật như động vật có vỏ, thịt đỏ, thịt gia cầm và cá.
  • Sắt không heme: Đây là loại sắt có trong thực phẩm thực vật như rau bina, cải xoăn , đậu lăng, các loại hạt, trứng, sữa và thịt.

Đối với người thiếu máu thiếu sắt trầm trọng, việc bổ sung thực phẩm giàu sắt thường không đảm bảo được nhu cầu sắt cho cơ thể. Chính vì vậy, trong trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ chỉ định người thiếu máu bổ sung viên sắt với liều lượng thích hợp.

Bạn có thể tăng khả năng hấp thụ chất sắt của cơ thể bằng cách tiêu thụ cùng với vitamin C. Khi chúng được tiêu thụ cùng nhau, vitamin C kết hợp với sắt để tạo thành một hợp chất dễ hấp thụ hơn. Trên thực tế, một nghiên cứu đã báo cáo rằng thêm một lượng nhỏ vitamin C vào bữa ăn giàu chất sắt sẽ giúp tăng hấp thu sắt gần gấp 3 lần. Rau lá xanh, súp lơ, bông cải xanh, cà chua là những nguồn vitamin C tuyệt vời để kết hợp với thực phẩm giàu chất sắt của bạn.

Chính vì vậy, khi lựa chọn viên uống bổ sung sắt cho cơ thể, bạn nên lưu ý đến thành phần có trong viên bổ sung để đảm bảo khả năng hấp thu cao nhất.

Bổ sung sắt  là cách hiệu quả cải thiện tình trạng thiếu máu do thiếu sắt của cơ thể

Bổ sung sắt khi cơ thể bị thiếu hụt sắt

Nếu bạn nghi ngờ cơ thể thiếu chất sắt, bạn cần được xét nghiệm máu từ bác sĩ để đo lượng sắt dự trữ trong cơ thể có thiếu hụt hay không. Nếu bạn bị xác định thiếu máu và việc bổ sung sắt từ thực phẩm không đảm bảo cung cấp đủ lượng sắt cơ thể bị thiếu hụt bạn sẽ cần uống viên bổ sung sắt theo khuyến nghị của bác sĩ.

Nếu bạn được khuyên nên bổ sung viên sắt, hãy lưu ý về việc lựa chọn loại sắt bổ sung, các loại sắt ở dạng sắt hữu cơ (sắt đã chuyển hóa thành ion) có hiệu quả hấp thu cao, sẽ không gây ra tình trạng táo bón hay đau dạ dày. Lượng sắt bổ sung nên được thực hiện theo khuyến cáo của bác sĩ vì bổ sung dư thừa chất sắt có thể gây hại cho cơ thể.

Nếu viên uống bổ sung sắt bạn đang dùng gây nên hiện tượng táo bón, nóng trong, khó hấp thu thì nên ngừng lại và chuyển sang loại sắt khác có khả năng hấp thu tốt cho cơ thể. Hiện nay trên thị trường có sắt Ferrochel – là sắt ion thế hệ mới có khả năng hấp thụ tối đa, không gây táo bón, nóng trong, giúp bổ sung sắt hữu hiệu cho cơ thể. Lựa chọn viên uống bổ sung sắt chứa sắt Ferrochel sẽ khắc phục hiệu quả tình trạng thiếu máu thiếu sắt, đồng thời không gây tác dụng phụ khó chịu cho người bệnh.

Bên cạnh đó, hãy nhớ luôn bổ sung chất sắt khi bụng đói, và với nước chanh, nước cam hoặc bổ sung vitamin C để giúp sắt dễ hấp thụ. Ngoài ra, luôn luôn tránh uống với trà hoặc cà phê, có chứa các hợp chất có thể ức chế sự hấp thụ sắt.

Nguồn: Sắt bà bầu

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn